Cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam bao gồm hầu hết là người Chăm và phân chia thành 2 khối: khối người Chăm Bà-ni tập trung ở miền Trung, khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận; và khối người Chăm Islam tập trung ở miền Nam, khu vực Sài Gòn, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai.
Tôn giáo của người Chăm Bà-ni là sự lai tạp giữa Hồi giáo, Ấn Độ giáo với tập tục, tín ngưỡng cổ truyền, cho nên Hồi giáo mà họ theo là thứ Hồi giáo đã bị biến cải đi rất nhiều so với Hồi giáo chính thống. Trong khi đó, tôn giáo của người Chăm Islam là Hồi giáo chính thống.
Phần lớn người Chăm Hồi giáo ở Sài Gòn là Chăm Islam và di cư từ vùng Châu Đốc (An Giang) lên. Hiện nay, họ sống tập trung thành những khu dân cư nhỏ, nằm rải rác ở khoảng 15 khu vực trong thành phố. Mỗi khu vực có người Chăm Hồi giáo sinh sống thường có một thánh đường hoặc tiểu thánh đường.
Kiến trúc của hầu hết các thánh đường Hồi giáo ở Sài Gòn nom khá giản dị và thường nằm ngay trong các khu dân cư chứ không biệt lập. Thánh đường không chỉ là nơi người Hồi giáo làm lễ (thường vào trưa ngày thứ 6) và thực hiện các sinh hoạt cộng đồng, mà còn là nơi dạy kinh Koran cho trẻ con (người theo Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới khi xướng kinh Koran là phải xướng bằng tiếng Arab).
Bạn nào muốn tìm hiểu về cộng đồng Hồi giáo ở Sài Gòn thì có thể xem tài liệu này.
Dướí đây là hình ảnh của vài thánh đường Hồi giáo ở Sài Gòn mà mình ghé thăm trong ngày hôm nay. Đầu tiên là thánh đường Jamul An Ar nằm ở 157/9B Dương Bá Trạc, quận 8. Bao quanh thánh đường là những con hẻm hẹp nên mình không tài nào chụp được một tấm ảnh ưng ý:
Xóm người Chăm ở đây đông nhất thành phố - một xóm lao động nghèo trông cảnh sinh hoạt rất đầm ấm. Mình rất thích cảnh bà lão người Chăm nhà đối diện thánh đường, ngồi ăn nho dưới ánh nắng buổi sáng này:
Thánh đường thứ 2 mà mình thăm là thánh đường Musulman, 66 Đông Du, quận 1 - một trong những thánh đường Hồi giáo được xây dựng sớm nhất ở Sài Gòn (1935).
Thánh đường khá đẹp và thoáng đãng, sau lưng là khách sạn Caravelle:
Quang cảnh bên trong thánh đường:
Tiếp theo là thánh đường 459B Trần Hưng Đạo, đối diện Phòng cháy chữa cháy thành phố. Trước 30/4/1975, ở đây còn gọi là khu Nancy, gồm các xóm lao động nghèo và hay xảy ra hoả hoạn. Cuốn kinh Koran mà mình có là được tặng bởi ông quản lý thánh đường này.
Rất tiếc là bị cái cây che mất hai cái đỉnh tháp, phải ngắm nghía mãi mới chụp được sao với trăng:
Thánh đường cuối cùng là thánh đường ở khu Chợ Lớn, 641 Nguyễn Trãi, quận 5. Kiến trúc của thánh đường này cũng không có gì đặc sắc, nhưng lại gặp mấy nhóc con dễ thương.
Nhóc này là Noshita, nhóc đứng cạnh một cái bể nước trong thánh đường,
Buồn cười nhất là thằng nhóc ngoài cùng bên trái, cu kiếc cứ thò lò ra ngoài, y hệt mình ngày bé:
Tôn giáo của người Chăm Bà-ni là sự lai tạp giữa Hồi giáo, Ấn Độ giáo với tập tục, tín ngưỡng cổ truyền, cho nên Hồi giáo mà họ theo là thứ Hồi giáo đã bị biến cải đi rất nhiều so với Hồi giáo chính thống. Trong khi đó, tôn giáo của người Chăm Islam là Hồi giáo chính thống.
Phần lớn người Chăm Hồi giáo ở Sài Gòn là Chăm Islam và di cư từ vùng Châu Đốc (An Giang) lên. Hiện nay, họ sống tập trung thành những khu dân cư nhỏ, nằm rải rác ở khoảng 15 khu vực trong thành phố. Mỗi khu vực có người Chăm Hồi giáo sinh sống thường có một thánh đường hoặc tiểu thánh đường.
Kiến trúc của hầu hết các thánh đường Hồi giáo ở Sài Gòn nom khá giản dị và thường nằm ngay trong các khu dân cư chứ không biệt lập. Thánh đường không chỉ là nơi người Hồi giáo làm lễ (thường vào trưa ngày thứ 6) và thực hiện các sinh hoạt cộng đồng, mà còn là nơi dạy kinh Koran cho trẻ con (người theo Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới khi xướng kinh Koran là phải xướng bằng tiếng Arab).
Bạn nào muốn tìm hiểu về cộng đồng Hồi giáo ở Sài Gòn thì có thể xem tài liệu này.
Dướí đây là hình ảnh của vài thánh đường Hồi giáo ở Sài Gòn mà mình ghé thăm trong ngày hôm nay. Đầu tiên là thánh đường Jamul An Ar nằm ở 157/9B Dương Bá Trạc, quận 8. Bao quanh thánh đường là những con hẻm hẹp nên mình không tài nào chụp được một tấm ảnh ưng ý:
Xóm người Chăm ở đây đông nhất thành phố - một xóm lao động nghèo trông cảnh sinh hoạt rất đầm ấm. Mình rất thích cảnh bà lão người Chăm nhà đối diện thánh đường, ngồi ăn nho dưới ánh nắng buổi sáng này:
Thánh đường thứ 2 mà mình thăm là thánh đường Musulman, 66 Đông Du, quận 1 - một trong những thánh đường Hồi giáo được xây dựng sớm nhất ở Sài Gòn (1935).
Thánh đường khá đẹp và thoáng đãng, sau lưng là khách sạn Caravelle:
Quang cảnh bên trong thánh đường:
Tiếp theo là thánh đường 459B Trần Hưng Đạo, đối diện Phòng cháy chữa cháy thành phố. Trước 30/4/1975, ở đây còn gọi là khu Nancy, gồm các xóm lao động nghèo và hay xảy ra hoả hoạn. Cuốn kinh Koran mà mình có là được tặng bởi ông quản lý thánh đường này.
Rất tiếc là bị cái cây che mất hai cái đỉnh tháp, phải ngắm nghía mãi mới chụp được sao với trăng:
Thánh đường cuối cùng là thánh đường ở khu Chợ Lớn, 641 Nguyễn Trãi, quận 5. Kiến trúc của thánh đường này cũng không có gì đặc sắc, nhưng lại gặp mấy nhóc con dễ thương.
Nhóc này là Noshita, nhóc đứng cạnh một cái bể nước trong thánh đường,
Buồn cười nhất là thằng nhóc ngoài cùng bên trái, cu kiếc cứ thò lò ra ngoài, y hệt mình ngày bé:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét