Putra Champa
"Nai mai mâng Makah" trong tiếng Malaysia là " Tuan putri dari Kelantan" tạm dịch là " Nàng công chúa đến từ Makah" là một ariya có thể nói là một tác phẩm truyện thơ khá nổi tiếng trong cộng đồng Chăm nói chung và giới nghiên cứu văn hóa Chăm nói riêng. Bởi tác phẩm đã bậc lên được vấn đề nóng bỏng trong mọi thời đại của xã hội Chăm. Đó là đạo Hồi ( Islam) và dân tộc Chăm.
"Nai mai mâng Makah" trong tiếng Malaysia là " Tuan putri dari Kelantan" tạm dịch là " Nàng công chúa đến từ Makah" là một ariya có thể nói là một tác phẩm truyện thơ khá nổi tiếng trong cộng đồng Chăm nói chung và giới nghiên cứu văn hóa Chăm nói riêng. Bởi tác phẩm đã bậc lên được vấn đề nóng bỏng trong mọi thời đại của xã hội Chăm. Đó là đạo Hồi ( Islam) và dân tộc Chăm.
Thực ra trong xã hội ngày nay với phương tiện truyền thông tiên tiến thì chắc rằng ai ai cũng phải có một chút ít kiến thức để hình dung Islam là gì ! và trong xã hội Việt Nam ngườt ta còn còn hiểu rõ rằng khi nhắc đến Islam thì tiếp theo đó là dân tộc Chăm vì ở Việt Nam sắc tộc này theo Islam là chiếm đa số. Nhưng ở đây tôi xin tách làm hai vế Islam và dân tộc Chăm để làm rõ sự nhận định của tôi mà tôi sắp trình bài.
"Nai mai mâng Makah" là một câu chuyện thơ nói về một mối tình thật đẹp giữa một vị vua Champa và một nàng công chúa đến từ Makah ( nay là tiểu bang Kelantan thuộc liên bang Malaysia). Nàng đến để kiêu gọi vị hoàn đế cải đạo sang Islam. Nhưng vì vận mệnh dân tộc , ngài không dám đánh đổi vận mện lớn lao này để lấy hạnh phúc của bản thân , nên đã từ chối lời đề nghị, dù rằng ngài đã rất yêu nàng.
"Suan saai laik tamâ balaoh mbalung
O thei ra thung, o thei ra weh"
Tạm dịch:
"Hồn anh rơi rụng đấm chìm
Chẳng ai kéo ,lại chẳng người vớt lên"
Ngài hy sinh tất cả tình cảm riêng tư của mình vì ngài biết:
"Hajieng pangan Cam Gok
Hajieng Cawa Bini Ralaoh, pacalah Bhummi"
Tạm dịch:
Thành tên Chăm Gok
Thành( người) Java Bini( đạo) Ralaoh( Allah), đổ nát quê hương.
Ở đây chúng ta nên nhìn nhận kĩ, phải chăng vị vua này nghĩ rằng Islam chính là nguồn gốc gây xung đột xã hội bởi chính bản thân của nó, hay nói một cách dễ hiểu là những luật tục thờ độc thần (Allah) sẽ cấu xé nền tảng văn hóa Chăm vốn theo tín ngưỡng đa thần và làm đảo lộn nền tảng tín ngưỡng của cộng đồng Hồi giáo Bini mà các vị vua trước vốn đã dung hòa thành công và làm tương đồng giữa cộng đồng Bini và Bà Chăm??? để làm rõ vấn đề hơn ta hãy lật lại một chút những trang sử của cha ông.
Hiện nay cộng đồng sắc tộc Chăm đa số theo Islam( khoảng 80%). Tất cả những người Chăm theo đạo Hồi chính thống này là con cháu của những người Chăm di cư từ những thế kỉ trước ( ở đây không bàn tới người Islam ở Ninh Thuận như palei Ram...vì họ chỉ mới cải đạo vài thập niên gần đây thông qua người Chăm Châu đốc). Đã có ai đặt câu hỏi , khi họ di cư , những người Chăm này là Islam hay Bini????.Tôi cũng chưa dám khẳng định vì chẳng phải nhà nghiên cứu gì, vả lại kiến thức về Chăm cũng chẳng bằng ai, nhưng cũng mạo muội thông qua những hiểu biết có giới hạn của mình để đưa ra nhận định họ là người Bini(Bàni). Lần tìm về những ngôi mộ cổ trong khuôn viên thánh đường làng, chúng ta dễ nhận thấy được biểu tượng chạm khắc trên tấm bia mộ không phải là hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao như ngày nay( biểu tượng của Islam) mà là biểu tượng âm dương( vòng tròn được chia đều ra bởi một làn xoắn " dấu ngã" ở giữa) vốn được thấy rất nhiều trong sang/thang Mưkhik của người Bini. Ngôi thánh đường ở Châu giang( Tân Châu- An Giang) trước kia cũng được xây bằng gỗ không tuân theo những đặc điểm của kiến trúc Islam mà như một ngôi chùa với kiến trúc hình mái hai tầng, sau này gỡ bỏ xây mới như ngày nay. Ở Cambuchia cũng có một công đồng Chăm ( Cham jahed)họ lẫn lộn nhiều nghi lễ Islam và tập tục truyền thống của họ, theo một số nhà nghiên cứu thì họ cũng thờ đầu bò ( bò thần Nadin-một vị thần trong tín ngưỡng Balamon ??). Trong quá trình cộng cư tiếp xúc với người Java ( vốn theo Hồi giáo chính thống) và nhận thấy sự sai lệch trong tín ngưỡng của mình đang theo, vậy là họ cải sang Islam .Điều đó giả thích tại sao chỉ có những người Chăm di cư là theo Islam còn những người anh em còn lại ở Panduranga vẫn theo Bini.
Ở đây vấn đề trọng tâm mà tôi muốn đề cập không phải là việc quảng bá Islam. Mà tôi muốn chúng ta nhìn nhận rõ , người Bini vốn có nguồi gốc Islam. Và khi họ tự nhận thức được Hồi giáo mà họ đang theo đã đi khá xa so với quỹ đạo Hồi giáo thế giới ,họ sẽ cải đạo. Chính tôi đã từng dẫn nhiều bạn sinh viên Chăm người Bini đi làm lễ Khotan( cắt bao quy đầu) sau khi họ đã tuyên thệ câu kinh vào đạo" không có thượng đế nào ngoài Allah, và Mohammad la sứ giả của Ngài" .
Các vị vua thời xưa kị Islam ,có lẽ cho rằng đây la nguồn gốc, nguyên nhân sẽ xóa đi tryền thống tổ tiên. Vì vậy mà khi Islam đã tràn ngập Champa họ không biết làm gì hơn là đưa ra chính sách dung hòa hai tôn giáo làm một thế là xuất hiện một tôn giáo mới Bini. Làm như vậy có giải quyết được triệt để??. Khi mà con cháu của họ vẫn tìm lại để đến với Islam , và ngay ở thế kỉ 21 này cũng vậy. Xung đột mà cha ông ta tưởng chừng đã giải quyết xong nay lại trở thành một vấn đề nóng bỏng, chia cắt người Chăm thành hai khối đối lập với tư tưởng thức hệ ghét bỏ , thù hằn lẫn nhau.
Có phải chăng Islam là tôn giáo như các vị vua Chăm thời xưa nghĩ???. Xin bạn hãy nhìn Malaysia ngày nay, khi nhìn họ, văn hóa của họ ta có thể nhận ra là nước Malaysia hay là nước Arap??... vâng , hiển nhiên là Malaysia vì họ đã dung hòa( khía cạnh văn hóa) độc đáo giữa văn hóa Hindu( tôn giáo trước kia của họ) với Islam, nhưng họ vẫn là người Hồi giáo chính thống. Điều đó chứng tỏ là Islam luôn dung nạp mọi văn hóa ngoại lai , miễn rằng chúng ta vận dụng nó sao cho đúng luật Saryah của Islam.
Cứ theo quan niệm cổ xưa của cha ông nên người Chăm ngày nay( cả Chăm Islam , Chăm Awal, Chăm Ahier) càng ngày càng không hiểu và hiển nhiên là hố sâu ngan cách cũng tỉ lệ thuận.
Thật sự Islam không làm cho con người ta mất gốc mà chính sự tự thân suy nghĩ và tự đưa ra cho mình một triết lí mới là nguyên nhân chính. Khi người Chăm vẫn tiếp tục có quan niệm này thì họ vẫn tiếp tục đấu đá lẫn nhau. Ngườ Awal, người Ahier vẫn tiếp tục ghét Islam và người Islam vẫn tiếp tục không thích quan hệ với người Awal, Ahier!!!!
Tan thương nhất trong cộng đồng Chăm có lẽ không phải vấn đề mất nước , nhưng lại chính là vấn đề này ."Nai mai mâng Makah" đã bộc lộ yếu điểm, tại sao Tuan putri không giải thích cho vị vua ấy vấn đề này!!!!có lẽ họ có nỗi khổ riêng :
"Buon darei karang,Yang darei gilac mbluak"
Nhưng trong lòng vẫn muốn:
"Khing ngap bi siam, khing palagiah"
Cách tốt nhất bây giờ chỉ có cách là tìm hiểu lẫn nhau. Trong vấn đề này có lẽ người Chăm Islam sẽ là một nhân vật thụ động, bởi họ đã quên hết niềm tự hào về cha ông , nguồn gốc Champa nhưng tận trong máu đỏ đang chảy trong con người họ luôn tiềm ẩn những điều đó. Mong các bạn Chăm( hay lớn lao hơn là cộng đồng Chăm) đã và đang sống trong niềm tự hào , đang phát huy mọi nét đẹp truyền thống của cha ông, xin hãy đóng vai trò chủ động và đến với chúng tôi. Chúng ta hãy làm điều mà tiền nhân chúng ta rất muốn nhưng chưa làm được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét