Putra Champa
Từ thuở xa xưa, không biết từ khi nào mà những thiếu nữ Chăm đã biết làm đẹp bằng những bộ áo dài thật duyên , kính đáo. Áo dài Chăm rất khác so với áo dài của người Kinh. Điều dễ thấy nhất về sự khác biệt đó là áo dài chăm không xẻ tà, và khi mặc phải tròng từ trên xuống.
Chiếc áo dài nguyên bản của người Chăm Pandurangga
Trải qua những giai đoạn thâm trầm của lịch sử, dân tộc Chăm đã phải chia năm xẻ bảy, li tán tha hương đến khắp mọi nơi. Dần dà, sự ảnh hưởngcủa yếu tố bản địa ( nơi dừng chân mới của những đứa con chăm tha hương) đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi đi phần nào bản sắc thuần túy của họ vốn đã được hun đúc ngàn đời từ mảnh đất tổ tiên yêu thương.
Người Chăm An giang cũng bị rơi vào vòng xoáy hiển nhiên ấy. Sự ảnh hưởng đó bao trùm lên đời sống tâm linh và cả nét văn hóa ngày thường…nhưng ở đây tôi chỉ xin phân tích vấn đề về chiếc áo dài Chăm. Thật ra áo dài Chăm An giang và áo dài truyền thống nguyên bản của người Chăm Pandurangga ( Thuận Hải) có gì giống và khác?
Cũng như lịch sử của dân tộc Champa, chiếc áo dài của người Chăm An giang cũng thế .Không có( hoặc hiếm) một tư liệu cổ nào ghi chép hay hình vẽ để lại của chiếc áo dài xưa mà người Chăm An giang đã mặc. Nhưng chúng ta có thể dựa vào những tấm hình trắng đen chụp vào khoảng cuối tk19 đầu tk20, những tấm ảnh kĩ niệm này vốn được giữ kĩ ở những gia đình Chăm bề thế (vì chỉ có người giàu mới chụp ảnh để lại). Xét về hình dạng, áo dài Chăm An giang vào thời ấy không khác gì mấy so với áo dài của người Chăm Pandurangga ngày nay. Vẫn là phần trên( thân áo ) rộng có thể tròng vào khi mặc, cổ tròn, phần dưới hơi xòe ra để dễ việc đi lại. Xét nghĩ, kiểu cách áo dài này là kiểu áo dài mặc thường ngày, dễ dàng trong sinh hoạt , hơi khác một chút so với kiểu áo dài ôm của các thiếu nữ khi đi dự tiệc hay lễ hội. Kiểu áo dài này chúng ta vẫn còn bắt gặp ở những cụ già Chăm tại miền đất Pandurangga ngày nay.
Áo dài Chăm An giang xưa(trái) và áo dài trong sinh hoạt thường ngày của người Chăm ở Pandurangga(phải) ngày nay
Trãi qua nhiều thời kì, và nhất là thời kì mở cửa. Khi Việt Nam đón nhận những luồng văn hóa ngoại nhập. Xã hội Chăm cũng bị ảnh hưởng không kém. Khác xa so với xã hội người Việt vốn chuộng theo mốt Tây với những bộ váy đầm. Người Chăm An giang lại ấn tượng và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền văn hóa Mã Lai (Malaysia/ Indonesia). Thật ra vùng Châu Đốc- An giang, mà cụ thể là làng Châu Giang vốn là nơi định cư từ trước đó của tộc người Jawa ( Mã Lai/ indo). chúng ta hãy thử đặt câu hỏi, khi người Chăm di cư từ Thuận Hải sang Campuchia và từ Campuchia sang đây., tại sao họ lại chọn Châu Giang làm nơi dừng chân đầu tiên?. Vì vốn dĩ những nhóm Chăm này họ theo Islam và tộc người Jawa cũng theo tôn giáo giống như họ. Cộng thêm nét văn hóa Jawa và Chăm vốn có cùng nguồn gốc Nam Đảo ( Melayo-polinesian) nên có nhiều nét rất giống nhau. Vì thế họ mau chống cộng cư và lâu dần họ ảnh hưởng lẫn nhau tạo thành dòng giống Chăm mới mà trong đó, nét văn hóa Chăm là chủ đạo ( vì người Chăm vốn đông hơn ). Bước sang thời kì thuộc địa, thông thương qua lại giữa những quốc gia khác nhau đã trở nên dễ dàng nhờ có những phương tiện đi lại mới. Điều này đã tạo điều kiện nhiều hơn cho người Chăm một lần nữa được tiếp xúc với sắc dân Jawa (Malay/Indo). Và cũng từ đó chiếc áo dài Chăm An giang dần dần cải biến rất nhiều và dường như hoàn toàn giống bới Baju Kurung của người Mã lai. Baju kurung cũng có hình dạng như chiếc áo dài Chăm( vì vốn hai kiểu áo dài này có chung nguồn gốc Nam Đảo) không xẻ tà, tròng đầu, cổ tròn…nhưng ở cổ có nét xẻ sâu , thắt nút và nhiều mảnh ghép ở phần thân…
Áo dài Chăm biến đổi( trái) và Baju kurung của Malay( phải)
Sau năm 1975, tình hình đất nước đổi mới. Các xóm làng Chăm không còn sống “ẩn cư” bao bọc bởi những hàng rào xung quanh nữa. Họ dần dần mở cửa, gia lưu và tiếp thu nhiều cái mới từ cộng đồng người Việt vốn đã sống bao quanh họ từ mấy trăm năm nay. Chiếc áo dài Chăm một lần nữa lại bị biến tấu lai dần chiếc áo dài của người Việt. Chúng có cổ đứng, hàng nút từ cổ chéo sang eo, không tròng đầu, nhưng vẫn giữ được nét kín đáo Chăm đó là không xẻ tà ( hoặc chỉ xẻ một phần rất nhỏ để dễ đi lại). Dần dần sự tác động mạnh mẽ của những kiểu thời trang áo dài Việt, với tính chất ôm sát người làm lộ đường nét phụ nữ quá bắt mắc. Các cô gái Chăm ngày nay chạy theo trào lưu, thế là những chiếc áo dài Việt 100% ra đời và được ưa chuộng trong những buổi tiệc hay lễ hội. Cái còn lại được gọi là nét Chăm trong chiếc áo chỉ là chiếc váy( thay vì mặc quần).
Kiểu áo dài Chăm xẻ tà như áo dài người Kinh(trái) và Chiếc áo không xẻ tà nhưng lại có cổ đứng và hàng nút từ cổ sang eo(phải)
Tuy nhiên những kiểu áo dài chăm theo từng thời kì ấy vẫn tồn tại, tuy không chuuộng bằng áo dài “thời đại” ấy.