Rup halin ( about me)

Ảnh của tôi
Dalam tanâh Yuen hu anâk Cam saong nagar Cam

Sang/Home

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Các làng Chăm ở An giang

Putra Champa

           Dân số người Chăm ở tỉnh An giang theo số liệu năm 1999 là 12 vạn người , sống tập trung thành những ấp ( puk) hay liên ấp , xen kẽ trong những xã (palei) của người Kinh từ biên giới Việt- Campuchia , rải rác chạy dài theo dòng Hậu giang và sông Kháng Bình hợp lưu ở Tam Giang ( thị xã Châu Đốc ) , rồi đổ xuống xã Khánh Hòa , huyện Châu Phú , An giang, cụ thể như :
Bản đồ tỉnh An giang
 ́́́    *Về phía sông Hậu giang  :
 1.Ấp Đồng Ki , thuộc xã Quốc Thái , huyện An Phú , tiếng Chăm gọi là “Kaoh khi-a” , có nghĩa là " Cồn cây sạo". Sau này kết hợp với ấp Đồng Đức thàng xã Đồng Cô Ky ( thời Pháp), dưới chế độ ngày nay gọi là Quốc Thái. Còn ấp Đồng Đức cắt về xã Phú Hữu.
Thánh đường làng Chăm Kaoh Khi-a
 2. Ấp La Ma hay Cù lao Ba, thuộc xã Vĩnh Trường, huyện An Phú. Tiếng Chăm gọi là "kaoh Palau Ba" có nghĩa là " ba cù lao"
 3. Ấp Phũm Soài, tiếng Chăm gọi là "puk Paok" có nghĩa là" ấp chòm xoài". Nay dân số phát truie63n nên có chòm xoài trên chòm xoài dưới " puk Paok ngok , puk Paok mala"
 4. Ấp Châu Giang, thuộc xã Châu Phong , huyện Tân Châu. Tiếng Khmer gọi là " Motjrut" nghĩa là " mõm con heo" người Chăm cũng gọi theo là " Motjrut". Cũng có ‎y kiến cho rằng Châu Giang có nghĩa là làng theo họ Châu nằm dọc bờ sông. Vì thời nhà Nguyễn để dễ nắm bắt lí lịch, danh sách thu thuế, quan lại nhà Nguyễn đều ghép người Chăm theo họ "Châu" hay " Chau". Ngày nay nơi đây vẫn còn có người mang họ Châu trước tên của mình. Ví dụ Châu sa man , Châu sa mach...( Châu- sulayman, Châu- mohamad).
Sinh hoạt tôn giáo trong thánh đường plei Châu giang
Các chú nhóc bưng quả trong ngày cưới tại làng Châu giang
 5. Ấp Phước Thành, thuộc xã Đa Phước , huyện An Phú, tiếng Chăm gọi là " koh Kaboak" , có nghĩa là "cồn tơ tằm".

 6. Ấp Khánh An, thuộc xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tiếng Chăm gọi là " koh Tầm Boong" có nghĩa là " cồn cây gậy"." Tầm boong" là tiếng Khmer, do đó địa phương này có thể người Khmer đã cư trú trước người Chăm?
Làng Chăm Kaoh Tam Baong
  * Về phía sông Khánh Bình,
 7. Ấp Sa Bâu, thuộc xã Khánh Bình, huyện Châu Phú, tiếng Chăm gọi là " Prek Sabau" có nghĩa là " rạch cỏ tranh"( cỏ tranh lợp nhà).
 8. Ấp Ka Kôi, thuộc xã Nhơn Hội, huyện An phú. Tiếng Chăm gọi là " koh Kôi", có nghĩa là " cồn quan thuế" ( cồn có trạm thuế)
  Ngoài ra còn có một số người Chăm ở xã Khánh Bình và nhơn Hội, huyện An Phú đã di cư đến xã Vĩnh Hanh, Châu Thành( An Giang) từ năm 1979 sống bằng nghề ruộng rẫy.
  Thời chế độ Sài Gòn, người Chăm ở Châu Giang và Châu Phong có di cư lên Sài Gòn trên 4000 ( bốn ngàn) người, sống bằng nghề buôn bán hàng rong và làm thuê. Trong khoảng thời gian này cũng có trên dưới 3000( ba ngàn) người ở địa phương trên đây đi khai hoang, sống bằng nghề làm ruộng rẫy ở tỉnh Bà Rịa và Đồng Nai. Rải rác cũng có một s
ố ít sống trong thị trấn và thị xã.
Làng Chăm Vĩnh Hanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét