Rup halin ( about me)

Ảnh của tôi
Dalam tanâh Yuen hu anâk Cam saong nagar Cam

Sang/Home

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

كريم

كريم . جينجي دلاو عداي دۆء چىء دالم هتاي . توي عغين جۆا عداي فيۆا فنوۉيء تام ناڠ . فنوۉيء غنم عداي بلۉه فتل  كا سعاي . فنوۉيء سونڽا داغاي بلۉه بغاي هۆڠ هتاي .
كريم . هغاي هغاي تفا چاڠ بوء هتاي . فلاي چام عۉ بۉه سعاي ماي غواڠ . چاڠ هۆڠ عيا ملم جۆا . چاڠ هۆڠ عڠين بيه هغاي . هۆ...هۆ...هۆ
كريم , كريم
مياي وىء هۆڠ چيم ڬالاي . كريم بلۉه غنم عداي . مياي وىء هۆڠ كغۆڠ تاه عداي ياٛ غنم كريم . مياي وىء هۆڠ هما جاو . كريم بلۉه غنم عداي . مياي وىء هۆڠ تۆڠ عبيه عداي ياٛ غنم كريم .

Các làng Chăm ở An giang

Putra Champa

           Dân số người Chăm ở tỉnh An giang theo số liệu năm 1999 là 12 vạn người , sống tập trung thành những ấp ( puk) hay liên ấp , xen kẽ trong những xã (palei) của người Kinh từ biên giới Việt- Campuchia , rải rác chạy dài theo dòng Hậu giang và sông Kháng Bình hợp lưu ở Tam Giang ( thị xã Châu Đốc ) , rồi đổ xuống xã Khánh Hòa , huyện Châu Phú , An giang, cụ thể như :
Bản đồ tỉnh An giang
 ́́́    *Về phía sông Hậu giang  :
 1.Ấp Đồng Ki , thuộc xã Quốc Thái , huyện An Phú , tiếng Chăm gọi là “Kaoh khi-a” , có nghĩa là " Cồn cây sạo". Sau này kết hợp với ấp Đồng Đức thàng xã Đồng Cô Ky ( thời Pháp), dưới chế độ ngày nay gọi là Quốc Thái. Còn ấp Đồng Đức cắt về xã Phú Hữu.
Thánh đường làng Chăm Kaoh Khi-a
 2. Ấp La Ma hay Cù lao Ba, thuộc xã Vĩnh Trường, huyện An Phú. Tiếng Chăm gọi là "kaoh Palau Ba" có nghĩa là " ba cù lao"
 3. Ấp Phũm Soài, tiếng Chăm gọi là "puk Paok" có nghĩa là" ấp chòm xoài". Nay dân số phát truie63n nên có chòm xoài trên chòm xoài dưới " puk Paok ngok , puk Paok mala"
 4. Ấp Châu Giang, thuộc xã Châu Phong , huyện Tân Châu. Tiếng Khmer gọi là " Motjrut" nghĩa là " mõm con heo" người Chăm cũng gọi theo là " Motjrut". Cũng có ‎y kiến cho rằng Châu Giang có nghĩa là làng theo họ Châu nằm dọc bờ sông. Vì thời nhà Nguyễn để dễ nắm bắt lí lịch, danh sách thu thuế, quan lại nhà Nguyễn đều ghép người Chăm theo họ "Châu" hay " Chau". Ngày nay nơi đây vẫn còn có người mang họ Châu trước tên của mình. Ví dụ Châu sa man , Châu sa mach...( Châu- sulayman, Châu- mohamad).
Sinh hoạt tôn giáo trong thánh đường plei Châu giang
Các chú nhóc bưng quả trong ngày cưới tại làng Châu giang
 5. Ấp Phước Thành, thuộc xã Đa Phước , huyện An Phú, tiếng Chăm gọi là " koh Kaboak" , có nghĩa là "cồn tơ tằm".

 6. Ấp Khánh An, thuộc xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tiếng Chăm gọi là " koh Tầm Boong" có nghĩa là " cồn cây gậy"." Tầm boong" là tiếng Khmer, do đó địa phương này có thể người Khmer đã cư trú trước người Chăm?
Làng Chăm Kaoh Tam Baong
  * Về phía sông Khánh Bình,
 7. Ấp Sa Bâu, thuộc xã Khánh Bình, huyện Châu Phú, tiếng Chăm gọi là " Prek Sabau" có nghĩa là " rạch cỏ tranh"( cỏ tranh lợp nhà).
 8. Ấp Ka Kôi, thuộc xã Nhơn Hội, huyện An phú. Tiếng Chăm gọi là " koh Kôi", có nghĩa là " cồn quan thuế" ( cồn có trạm thuế)
  Ngoài ra còn có một số người Chăm ở xã Khánh Bình và nhơn Hội, huyện An Phú đã di cư đến xã Vĩnh Hanh, Châu Thành( An Giang) từ năm 1979 sống bằng nghề ruộng rẫy.
  Thời chế độ Sài Gòn, người Chăm ở Châu Giang và Châu Phong có di cư lên Sài Gòn trên 4000 ( bốn ngàn) người, sống bằng nghề buôn bán hàng rong và làm thuê. Trong khoảng thời gian này cũng có trên dưới 3000( ba ngàn) người ở địa phương trên đây đi khai hoang, sống bằng nghề làm ruộng rẫy ở tỉnh Bà Rịa và Đồng Nai. Rải rác cũng có một s
ố ít sống trong thị trấn và thị xã.
Làng Chăm Vĩnh Hanh

Tục cưới hỏi của người Chăm An giang

theo Putra Champa
      Dân tộc Chăm – một dân tộc có bề dày lịch sử trên dãi đất miền trung Việt nam. Đã từng để lại những dấu tích oai hùng mà đến nay vẫn còn sừng sững , hiêng ngang thách thức mọi sóng gió dập dùi. Nhưng ở đâu đó xa xôi về phía nam, giữa một châu thổ Cửu long giang trải dài với những cánh đồng bất tận xanh rì, với những ánh nước vẫy vùng bởi đàn cá kiếm ăn theo bầy . Nơi đó cũng có người anh em của họ ngày đêm đang mệt mài bên khung cửi thiêu dệt nên những câu chuyện cổ tích làm lan tỏa sắc Chăm thắm vào từng giọt phù sa của vùng đồng bằng châu thổ.
Cô dâu chú rễ trong trang phục truyền thống
      Người Chăm An giang nói riêng và người Chăm ở vùng Nam bộ nói chung có giọng nói và nét văn hóa gần như giống nhau và tất cả đều theo Islam. Họ có những nét văn hóa riêng độc đáo rất khác so với người Chăm ở vùng Thuận Hải , mà tiêu biểu ở đây tôi xin trình bài vài nét về phong tục cưới của họ.
      Người Chăm An giang theo phụ hệ nên khi dạm hỏi đàn trai phải sang nhà gái dạm hỏi và phải chịu tiền thách cưới. Trước tiên nhà trai nhờ một người có uy tín trong plei sang nhà gái dọ ý, khi nhà gái chụi thì nhà trai mới mời họ hàng sang để làm lễ dạm hỏi gọi là “tamâ khia”. Trong lễ dạm hỏi này nhà gái đặc những điều kiện và đưa ra tiền thách cưới.
Sính lễ nhà trai trong lễ "kalaoh panuec"
    Khi được sự đồng ý trong thỏa thuận cả hai nhà tiến đến làm lễ “kalaoh panuec” tạm dịch là “ dứt lời” trong ngày lễ nhà trai phải dâng lễ vật là một mâm đầy ấp trái cây và nhà gái đáp lễ lại bằng những khay bánh đầy.
Sính lễ nhà gái trong ngày "kalaoh panuec"
     Sau lễ “kalaoh panuec” là lễ “ikak tangân” tạm dịch là “cột tay”. Đây là giai đoan đã gần tới ngày cưới. Trong lễ “ikak tangân” nhà trai phải dâng những lễ vật đắc tiền với những đồ vật truyền thống ( áo dài, váy, khăn mat’ra, giày , dép…) và các đồ vật sử dụng hàng ngày ( lược , đồ trang điểm….)
     Sau đó ha họ tiến hành đến lễ cưới chính thức.Thật ra lễ cưới trong Islam chỉ là phụ. Chủ yếu là lễ “Kabul” trong thánh đường. Tức lễ mà nhà gái đứng công khai tuyên bố gả người con gái và người con trai cũng công khai tuyên bố chấp nhận.
Chú rễ sau lễ "Kabul" trong thánh đường
    Lễ cưới của người Chăm An giang diễn ra trong hai ngày và một đêm. Ngày thứ nhất là lễ “ Jumnait” trong lễ “ Jumnait” này có lễ “ tagok khagé” “ lên ghế”, mời bà con dòng họ đến ăn uống và văn nghệ. Nhưng trong ngày cưới này chủ yếu là bà con họ hàng và người cùng xóm. Không có khách xa.
    Tiếp theo là đêm “ Malam anâk dara” hay “ malam anâk dam”. Đây là đêm hội mà trai thanh nữ tú có cơ hội gặp mặt nhau. Cô dâu, chú rễ mời bạn bè đến chung vui , hát hò đến tận khuya.
Văn nghệ đêm "malam anâk dara"
      Và sáng sớm hôm đó là “ harei he” hay nôm na là ngày đưa chú rễ về nhà gái. Đây là tập tục còn sót lại của chế độ mẫu hệ xa xưa. Tuy vậy người Chăm luôn quan niệm đưa đàn ông đến làm chủ gia đình, quán xuyến và lo lắng cho cuộc sống của cả một đời người vợ. Chú rễ đựợc đưa đi với áo lọng chỉnh tề sau khi được hát tiễn biệt với bài “ la amék la imâ”.
Chú rễ được đưa qua nhà gái
     Tối hôm đó các cụ già có tuổi được mời tới thấp trầm hương và cột mùng cho cô dâu chú rễ. Sau ba ngày động phòng nhà gái làm lễ “walimah” mời đàn trai và họ hàng tới ăn coi nhưng xong việc cưới hỏi….người Chăm An Giang muốn có vợ đâu phải dễ…hiii..hiii.

Người Chăm Châu Đốc



Một trong những dân tộc khác góp phần không nhỏ vào nền văn hóa phong phú của miền tây là người Chăm, còn có tên gọi khác là Chàm, Chà, Mã Lai, Java Kur... cư trú chủ yếu ở thành phố Hố Chí Minh và An Giang.

Người Chăm ở An Giang có nguồn gốc từ Chăm Pandurangga ở miền Trung. Trong quá trình mở rộng đất nước và do các biến cố lịch sử, thế kỷ thứ 14 – 16 họ di dân qua Cam Pu Chia. Sau đó xuôi theo dòng Mê Kông vào miền Nam ở vào khảng thế kỉ 18. Tại Cam pu chia có Vùng đất Kong Pong Cham, tên gọi nghĩa là “đất trú chân của người Chăm”. Ngày nay, cộng đồng Chăm lớn nhất thế giới là vào khoảng giữa nửa triệu đến một triệu tại Campuchia, sau đó là cộng đồng tại Việt Nam với gần 80.000 người. Tại Châu Đốc, cộng đồng Chăm tập trung tại vùng Châu Giang.

                          Thánh đường Islam tại làng Châu giang
Đặc điểm người Chăm Châu Đốc – An Giang là theo Hồi Giáo, sống quần cư quanh các thánh đường tráng lệ. người Chăm Châu Đốc sống chủ yếu nhờ nghề cá, họ biết buôn bán. Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông.
Nhà cửa của người Chăm Việt Nam hầu như có rất ít đặc điểm giống nhà của các cư dân Malayô - Pôlinêxia nào khác. Nhà người Chăm ở An Giang có cách tổ chức mặt bằng sinh hoạt còn phảng phất cái hình đồ sộ của nhà thang yơ ở Bình Thuận. Riêng nhà người Chăm ở Châu Đốc: Khuôn viên của nhà Chăm Châu Đốc không còn nhiều nhà mà chỉ có nhà chính và nhà phụ kết hợp thành hình thước thợ. Chuồng trâu bò được làm xa nhà ở. Nhà ở là nhà sàn, chân rất cao để phòng ngập lụt. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt hoàn toàn khác với nhà ở Bình Thuận cũng như ở An Giang

                                         Nhà sàn truyền thống
Trang phục của người Chăm Châu Đốc cũng rất độc đáo. Vì cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy nam giới mặc váy ở nước ta với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng.
Trang phục nam: đàn ông quấn xà rông và đội mũ đạo hồi có thêu. Trang phục cổ truyền là chiếc váy và quần.
Trang phục nữ: Về cơ bản, phụ nữ Chăm thường đội khăn, hoặc phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu. Họ hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quàng từ đầu rồi phủ kín vai. Đôi khi còn có mạng che mặt còn (khăn Matr’a).

                                 Trang phục truyền thống nữ



                        Trang phục truyền thống nam
Âm nhạc của người Chăm Nam Bộ không có múa, không sử dụng bất kỳ nhạc khí nào ngoài bộ gõ : trống Thummạ, vốn là đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp Nam Á. Đôi bàn tay điêu luyện của người nhạc công vừa vỗ hai đầu trống để đệm cho người ca sĩ hát hoặc vừa tự đệm vừa hát. Tiếng trống biến ảo, tài tình có thể cất lên mọi tiết tấu âm nhạc. Những khúc ca của người Chăm bao giờ cũng viết bằng điệu thức thứ trầm lắng, như thánh lễ, dịu dàng.
Dòng sông Điên Điển
Hai nhánh nước
cánh tay trời vạm vỡ
Ru chàng trai Chăm
dựng miền Nam
Không đuổi giặc với thanh gươm
                            Mà mở đất với trống bina