Rup halin ( about me)

Ảnh của tôi
Dalam tanâh Yuen hu anâk Cam saong nagar Cam

Sang/Home

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

My nation ( Bangsa halin)

                                                Bangsa Cham
          Bangsa Cham (bahasa Vietnam: người Chăm atau người Chàm) adalah kelompok etnis di Asia Tenggara. Mereka menghuni daerah antara Provinsi Kampong Cham di Kamboja dan daerah Phan Rang-Thap Cham, Phan Thiết, Ho Chi Minh City dan An Giang di Vietnam tengah. Diperkirakan sekitar 4,000 bangsa Cham juga tinggal di Thailand; banyak dari mereka telah pindah ke selatan ke provinsi Pattani, Narathiwat, Yala, dan Songkhla untuk bekerja. Cham membentuk pusat komunitas Muslim di Kamboja dan Vietnam.[3]
Suku Cham merupakan keturunan dari Kerajaan Champa (abad ke-2 sampai 19). Mereka berkaitan dengan dengan orang Austronesia lainnya dan menuturkan bahasa Cham, suatu bahasa Melayu-Polinesia dari rumpun bahasa Austronesia (subkelompok Aceh-Cham).

           The Cham people (Vietnamese: người Chăm or người Chàm, Cham:) are an ethnic group in Southeast Asia. They are concentrated between the Kampong Cham Province in Cambodia and central Vietnam's Phan Rang-Thap Cham, Phan Thiết, Ho Chi Minh City and An Giang areas. Approximately 4,000 Chams also live in Thailand; many of whom have moved south to the Pattani, Narathiwat, Yala, and Songkhla Provinces for work. Cham form the core of the Muslim communities in both Cambodia and Vietnam.[3]
Cham are remnants of the Kingdom of Champa (2th to 19th centuries). They are closely related to other Austronesian peoples and speak Cham, a Malayo-Polynesian language of the Austronesian language family (Aceh-Chamic subgroup).
         Sắc tộc Chăm ( hay Chăm hoặc Chàm theo Việt ngữ) là một sắc dân ở Đông Nam Á. Họ sinh sống tại Kampong Cham- Kampuchia, miền trung Việt Nam như Phan Rang- Thap Chàm, Phan Thiết, Thành  phố Hồ Chí Minh và tỉnh An giang. Ngoài ra còn có khoảng 4000 người sắc dân Chăm sinh sống tại Thái Lan ở các tỉnh như Pattani, Narathiwat, yala và Songkhla. Người Chăm là sắc dân chính theo Islam ở Kampuchia và Việt Nam, họ là hậu duệ của vương quốc Champa xưa( tk2-tk19). Sắc tộc này có mối liên kết mạnh mẽ về nguồn gốc với sắc dân Nam Đảo( Austronesian peoples) và tiếng Chăm thuộc ngữ hệ Mã Lai trong nhóm đại gia đình ngôn ngữ Austronesian ( thuộc nhóm Aceh- Chamic)

                           The Malays Cham girls ( Các cô gái Chăm)


                                       Champa flower ( hoa Champa)

                                The Champa tower ( Tháp Champa)

                                                           Cham Ahier

                                                    Cham Awal

                                                     Cham Islam

Islam và nền văn minh Champa

                                                  Putra Champa
      Champa- một vương quốc cổ đã hình thành lâu đời tại dãi đất mà ngày nay là miền trung Việt Nam. Trải qua sự thăng trầm của lịch sử, nó đã mất đi. Tuy vậy, Champa lại là một đề tài khám phá rất thú vị cho những người hiếu kì. Bởi lẽ những tàn tích còn sót lại của nó tuy để nát nhưng lại rất giá trị và chứ đựng bao điều bí ẩn.
       Khi tập trung vào nghiên cứu đề tài Champa. Các nhà nguyên cứu thường tập trung vào những đền tháp, những phù điêu hay những tàn tích cổ xưa dưới lòng đất… Các nhà nghiên cứu văn hóa phi vật thể thì lại tập trung vào những vấn đề tín ngưỡng có muối liên quan với những đền đài tàn tích đó.
        Nói rõ hơn, khi nghiên cứu về Champa người ta thường thiên ( Phần lớn) là nghiên cứu về những đền đài và tôn giáo Hindu ở phương bắc Champa , và sau này là đạo Bà Chăm ( vùng Pandurangga). Bởi những gì còn sót lại của vương quốc Champa xưa là những phế tích này. Có lẽ sẽ rất thiếu sót nếu nghiên cứu một cách mờ nhạt sự ảnh hưởng của Islam vào Champa xưa cũng như xã hội Chăm ngày nay.
Vương miện vua Chăm rất giống với mũ đội của người Islam
         Những bài viết hiện nay mà ta bắt gặp nói về Islam Champa , chỉ là những bài viết mang tính tham khảo, hay cung cấp những mảnh kiến thức vụn vặt, không mang tầm vóc là những tác phẩm nghiên cứu thật sự. Tôi đã từng gặp những sự hiểu lầm rất tai hại từ những người bạn nước ngoài. Họ đi du lịch nhiều nơi, có đọc và có quan tâm đến vấn đề Champa. Nhưng bấy lâu nay họ luôn hiểu lầm rằng những đền tháp Chàm ở Việt Nam là do người dân tộc Chăm xây dựng, và cũng có một dân tộc khác cũng gọi theo tên hoa Champa theo Islam là chủ nhân của nền văn hóa cổ Campuchia??? Có người còn cho rằng người Chăm xây dựng nước theo Balamon ở miền trung Việt Nam và từng xây dựng một nhà nước Islam riêng ở Campuchia. Sỡ dĩ có cách nghĩ đó, theo tôi nghĩ là những sách báo viết về Chăm thường đề cập đến văn hóa Balamon, thiếu hẳn văn hóa Islam. Nhưng theo sự tiếp xúc với cư dân lưu lạc tự xưng là Chăm trên thế giới thì họ ( người nước ngoài) lại thấy khác rõ, bởi những người Chăm này theo Islam và hoàn toàn xa lạ với những gì mà họ tìm hiểu trong sách báo khi nói về Chăm.

 Người Chăm Islam trong đại hội champa được tổ chức tại My

        Xã hội Chăm ngày nay có hơn 80 % theo islam, và trong 20% còn lại phần lớn là người Hồi giáo Bani( Hồi giáo cải cách) thì không lí do gì có thể chối bỏ sự ảnh hưởng của Islam vào xã hội Chăm. Câu hỏi sẽ đặt ra ở đây rằng nếu tầm vóc ảnh hưởng của Islam lớn đến vậy sao không tìm thấy những tàn tích văn hóa của tôn giáo này tại khu vực mà ngày xưa là Champa???
       Có lẽ, tôi cũng không đủ kiến thức để giải thích, bởi tôi không phải là nhà nghiên cứu gì. Tôi chỉ có thể đặt ra câu hỏi để các bạn tự suy nghĩ. Ngày nay các nước mà có dân Chăm di cư từ năm 1832 trở về trước phải kể đến là Kampuchia, Malaysia, Thái Lan, Trung quốc, Lào, Indonesia và miền nam Việt Nam… Tại sao tất cả các dân Chàm tị nạn , xa quê hương này đều theo Islam…??? Cái gì trở thành guy hiểm ở quê nhà họ khiến họ phải di cư. Có lẽ tôn giáo mà họ đang theo chính là nguyên nhân để những kẻ thù lúc đó gây nguy hiểm cho họ và buộc họ phải rời bỏ quê hương để tìm sự bình an cho bản thân và dòng tộc. Có giả thuyết cho rằng khi di cư họ theo Balamon nhưng dần tiếp xúc với cư dân Mã Lai, Indo…họ đã cải sang Islam??? Điều này quả vô lí, nếu nói rằng có một bộ phận theo Bani rồi dần cải sang Islam thì còn có thể. Bởi ngày nay chúng ta thấy rõ ở Kampuchia vẫn còn một ít cộng đồng Bani ( ở Kampong Chnang) còn chưa cải sang Islam thì làm sao có những cộng đồng theo Balamon xa quê có thể theo Islam.

Các bé trai Chăm Kampuchia

      Theo đặc đểm của Islam, mỗi cộng đồng dù rất nhỏ cũng phải có thánh đường để hành lễ mỗi ngày. Và Champa có một lịch sử Islam lâu đời ( từ thế kỉ 10), một lực lượng tín đồ đông như vậy thì thánh đường của họ đâu, kinh sách của họ đâu…đây là một sự đứt khúc vô cùng quan trọng trong nền văn minh Champa mà người ta đã bỏ lỡ. Có lẽ đây vì vấn đề tế nhị khó có thể lật lại những trang sử ấy. Làm sao để lịch sử đúng thật là lịch sử đó là vấn đề mang tính chất lương tâm đối với những ai mang dòng máu Chăm và những ai yêu mến Chăm.

Bangsacham Radio- Tiếng nói Chăm tại Hoa kì

Putra Champa
        Cộng đồng Chăm, một cộng đồng ít ỏi ngay chính tại mảnh đất quê hương họ. Ngay cả khi sống trên mảnh đất quê hương họ đã là một tập thể thiểu số. Sẽ như thế nào nếu họ sinh sống ở những nơi không phải là quê hương của họ?
        Vâng, chắc chắn họ sẽ trở thành một cộng đồng càng ít ỏi và nhỏ bé hơn. Ấy thế nhưng trong cộng đồng nhỏ bé ấy vẫn cố vương lên khẳng định sắc tộc , dòng máu bản thân, góp phần mang tiếng Chăm của đủ mọi giọng điệu, vùng miền từ Kampot đến Pandurangga để giáo dục, đưa con em Chăm gần nhau bằng cách giao tiếp bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình mà không gặp trở ngại gì, cho dù họ sinh ra ở Châu Đốc, Kampot hay Pandurangga…đó là chương trình phát thanh tiếng Chăm có tên Bangsacham Radio
Logo Bangsacham Radio với dong chữ :
"Adah dun-ya saong illimo. Hadiip bahsa saong magru"
(" Soi sáng thế giang với kiến thức văn hóa. Làm sống dậy tiếng nói ( tiếng mẹ đẻ) với sự khó nhọc học hành)
       Giữa sự phát triển đến chóng mặt của nền văn minh phương tây trong xã hội Hoa Kì. Các sắc dân Châu Á nói chung và Dân Chăm nói riêng đang dần mất đi bản sắc Á Đông, và cái đầu tiên mà họ mất đó là tiếng nói của dân tộc mình. Thiết nghĩ Chăm mình dù ở ngay trong chính miền quê Pandurangga hay trong một cộng đồng Chăm lớn nhất thế giới ( Kampot) thì tiếng Chăm trong cộng đồng Chăm này cũng phần nào bị lai độn tiếng Việt hau Khmer hoặc có giọng điệu ngọng ngịu. Và sẽ như thế nào nếu Chăm sống thành một cộng đồng rất nhỏ bao quanh là thứ văn hóa đang “ Thịnh hành “ sẵng sàng được giới trẻ lao vào một cách cuồng nhiệt.? Chắc hẳn sẽ chẳng có con đường nào để tiếng mẹ đẻ hay bản sắc thuần túy của họ sống sót. Đó là thực trạng chung của Chăm mình tại Hoa Kì nói riêng và Chăm trên thế giới nói chung.
        Trước nghịch cảnh đáng buồn đó, sự ra đời của Bangsacham Radio như là một vị cứu tinh trong tình cảnh khó khăn nhất. Với những chương trình phong phú, cập nhật kịp thời những thông tin về Chăm cũng như thế giới. Và đặc biệt hơn chương trình còn có những giọng phát thanh bằng tiếng Chăm Kampot, Châu Đốc cũng như Panduranga. Chương trình kể chuyện cổ tích bằng tiếng Tây Chăm, Đông Chăm và tiếng Anh với giọng điệu rất chuẩn. Và các bạn cũng sẽ được lắng nghe các anh chị Chăm Pandurangga tập nói tiếng Chăm Tây ngộ nghĩnh và vui như thế nào. Thiết nghĩ, nếu so sánh về mặt chuyên nghiệp thì nó chỉ là một sự kiện bình thường nhưng nếu đặt nó trong xã hội Chăm và đặt biệt hơn là xã hội Chăm tại Hoa kì thì thật sự đây là một sự kiện lớn, đáng chúc mừng. Bangsacham radio ra đời trong sự thiếu thốn và khó khăn mọi bề , nhưng nó đã làm được kì tích, đó là phát triển tiếng Chăm với giọng điệu khác nhau, làm cho Chăm có thể nói tiếng Chăm với nhau dù cho họ sinh ra tại đâu, chỉ thế thôi thì theo tôi nghĩ nó đã và đang làm một điều hết sức vĩ đại cho cộng đồng Chăm hôm nay.
        Và vui mừng hơn là gần đây Bangsacham Radio đã kí hợp đồng phát thanh trực tiếp trên radio với SRBS-HD RADIO 92.5-3 ( Radio Saigon) tại thành phố Seattle, thuộc tiểu bang Hoa Tịnh Đốn, Hoa kì. Bangsacham Radio sẽ phát sóng từ 6:00PM- 7:00PM vào các ngày Chủ nhật hàng tuần. Bangsacham Radio bất đầu phát sóng từ ngày 02 tháng 01 năm 2011. Ở mọi miền trên thế giới nếu các bạn có Wifi Radio thì các bạn sẽ nghe được Bangsacham Radio. Nếu các bạn muốn có HD Radio toàn cầu, xin các bạn email cho họ tại địa chỉ :  bangsacham@yahoo.comĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. hoặc số điện thoại:
206- 393-8093,
206 -372-1432,
206- 428-8920,

     Sự ủng hộ và quan tâm của các bạn sẽ là nguồn động viên rất lớn đối với họ.

Sự tàn ác của chế độ Polpot đối với người Chăm Islam

Theo Nhật báo Berita Harian của Malaysia
Xuất bản ngày 22/7/2010
Chuyển sang Việt ngữ : Putra Champa
“Rakyat kembali mundur akibat segala bahan ilmiah, al-Quran, ciptaan moden dihapuskan”
( Dân chúng trở lại sự ngu muội bởi những kiến thức văn hóa, kinh Quran và những thành tựu hiện đại điều bị xóa sổ)
          Chế độ cộng sản cầm quyền tại Kampot mà đứng đầu là Polpot đã giết hại ít nhất khoảng 200 người ulama ( những nhà Islam học) và Imam ( những người hướng dẫn giáo lí Islam) trong thời gian cầm quyền của chúng, từ 1976 đến 1979, điều đó đã gây tác hại làm  cho cộng đồng Islam nơi đây chậm phát triển và trở thành mù mờ cho đên ngày nay.
Chân dung tên đồ tể Polpot
         Bằng chứng là quân đội Khmer đỏ đã cho đốt tất cả những kinh sách và kinh thánh Quran. Chúng cho phá hủy hơn 200 thánh đường Islam với mục đích xóa bỏ Islam và chủng người Chăm. Dẫn đến cộng đồng Islam nơi đây trở nên ngu muội và mất phương hướng tôn giáo của mình vào khoảng 30 năm trước đây.Số thánh đường còn lại chỉ vỏn vẹn 20 cái nhưng cũng đã bị hư hại nặng. Chưa dừng lại ở đó, quân đội Khmer đỏ còn bắt buộc người Chăm Islam ăn thịt lợn, và kinh thánh Quran trở thành những mảnh giấy lau chùi những vật dơ bẩn.
Al-quran, kinh thánh thiêng liêng của người Islam
         “ Trường học bị đóng cửa, những người có hiểu biết bị giết hại, sách báo , kinh thánh bị đốt. Bởi vậy đây là giai đoạn đã đẩy người Chăm đi vào con đường tối tâm để trở thành những con người ngu muội.” lời nói của Mufti Kampuchia ( người đứng đầu Islam tại Kampot) ông Kamaruddin Yusof, 61 tuổi khi chúng tôi được gặp ông tại thủ đô Phom Pênh.
       Polpot đã tiêu diệt tất cả những gì gọi là văn hóa hay những nền tảng văn văn minh hiện đại . Để rồi đẩy cả dân tộc Kampot tiến vào con đường lạc hậu, tối tâm. Chúng đưa con người đến cài cấy trên đồng rộng như một con trâu, con bò. Những dấu hiệu văn minh hiện đại bị xóa sổ thay vào đó là “quyền” mà họ gọi là “ bình đẳng” tức trở về thời đồ đá khi con người không tài sản (vô sản) và không phân biệt giàu nghèo.
Tái hiện lại cảnh giết người man rợ bằng những dụng cụ thô sơ của Khmer đỏ
     Cũng theo lời ông Mufti Yusof, Khi chế độ Khmer đỏ đã bị lật đổ 1979. Cả đất nước Kampot bị tàn phá nghiêm trọng, người dân không dễ dàng vật dậy trong đống hoang tàn đó. Cho đến tận 1992, các nhà Dakwah ( truyền giáo) đến và những mảnh vụn vặt của những quyển kinh thánh mới được tìm lại ở những nơi chúng dấu hay đốt bỏ . Không có quyển kinh thánh nào nguyên vẹn được tìm thấy.
       Vào năm 1993, chính phủ Kampot có thêm một nhân vật mới đó là thủ tướng Hunsen.  Người mà hết sức quan tâm đến sự phát triển của cộng đồng sắc dân Chăm Islam. Từ đó họ dần khôi phục lại những đống hoang tàng và tư tưởng tôn giáo. Ông Mufti Yusof nói.
        Có khoảng 454 ngôi làng người Chăm tại Kampot. Ngôi làng lớn nhất có khoảng 1.700 gia đình, bình thường thì có khoảng 200 đến 300 gia đình, còn thuộc loại nhỏ thì khoảng 40 đến 50 gia đình. Nếu tính tất cả số dân thì họ còn lại khoảng 500.000 người , tất cả họ đều nghèo khó và phần lớn không được đi học. Các nhu cầu về nước sạch, điện, cơ sở y tế đều trong tình trạng xuống cấp hoặc hoàn toàn không có. Cuộc sống của họ dựa hoàn toàn vào thiên nhiên. Và hiển nhiên điều đó sẽ làm cho họ rất khó khăn trong tình trạng hạn hán hay lũ lụt. Những căn bện như sốt rét, dịch tả… đang đe dọa họ hằng ngày. Họ thiếu ăn , thiếu mặc … Qủa thật điều này phải trở thành một điều đáng nghĩ đối vơi những anh em Islam đang sống trong những đất nước hòa bình và thịnh vượng.
Làng Chăm tại Kampot
     Ngày nay, từ những sự quan tâm của vị thủ tướng ấy, mỗi ngôi làng đều có một vị Iman và người Tuan ( dạy giáo lí) . Kiến thức tôn giáo được truyền dạy song hành hành với việc truyền giáo.
    Nguồn bài báo nguyên văn bằng tiếng Malaysia :http://www.bharian.com.my/articles/KekejamanPolPotpuncasyiarIslamdiKembojamalap/Article/

Sejarah Melayu Champa( Lịch sử Melayu Champa )

  Kisah Sejarah Melayu tentang Pau Gama yang pergi ke Majapahit dan berkahwin dengan Raden Gaalah Ajang dan kemudian memperolehi seorang anak bernama Jatnaka dapat dikesan sejarahnya. Tokoh Pau Gama itu ialah Jaya Simhavarman III (1288 - 1307) yang telah berkhawin dengan puteri Raja Javadvipa bernama Tapasi
                 Câu chuyện về vua Pau Gama đến Majapahit( Indonesia) và kết hôn cùng Raden Gaalah Ajang , kết quả là họ đã với nhau một đứa con đặt tên là Jatnaka điều này được tìm thấy trong sử sách. Nhân vật Pau Gama này chính là Jaya Simhavarman III ( 1288-1307) người mà đã kết hôn cùng công chúa con vua Javadvipa có tên là Tapasi.

                  Raja Jaya Simhavarman III berkahwin pula dengan puteri Dai Viet (Vietnam). Perkahwinan politik dengan puteri Dai Viet ini mengorbankan dua wilayah Champa di utara Col des Nuages. Sesudah beliau meninggal, baginda diganti oleh seorang anaknya yang bernama Harijitatmaja yang meneruskan penentangan terhadap penguasaan Dai Viet ke atas wilayah pusaka-nya. Baginda akhirnya ditangkap dan meninggal pada 1313 dalam kurungan sangkar emas. Harijitatmaja diganti oleh saudaranya yang dikenali dengan sebutan Che Nang  atau Cei Anak. Che Nang meneruskan perjuangan menentang Dai Viet. Tokoh inilah agaknya yang disebut dalam Sejarah Melayu sebagai Jatnaka. Tokoh lain yang disebut dalam Sejarah Melayu ialah dua orang pelarian Champa yang bernama Syah Indera Berman dan Syah Pau Ling (Liang). Sejarahnya dapatjuga dikesan iaitu terjadi pada zaman pemerintahan Ban La Tra Toan (1460 - 1471).
                      Vua Jaya Simhavarman III cũng kết hôn cùng công chúa Đại Việt( Việt  Nam). Cuộc kết hôn chính trị với công chúa Đại Việt này như là một hành động để hiến dâng hai Châu Ô và L‎y cho Đại Việt. Sau khi vị vua này băng hà, con ông là Harjitatmaja lên nối ngôi và vẫn giương cao ngọn cờ đối lập với Đại Việt , quyết chí giành lại phần đất của cha ông đã bị mất. Sau cùng ông bị bắt và chết vào năm 1313 trong một cái lồng vàng. Harijitatmaja được thay thế bởi người em họ và được biê1t đến với tên Chế Năng hay Cei Anak , vị vua này vẫn tiếp tục chiến đấu cùng Đại Việt. Chính nhân vật này đã được nhắc đến trong sử sách của MãLai (Malaysia) với tên Jatnaka. Các nhân vật khác được nhắc đến trong sử sách MãLai là hai người chạy nạn Champa , Syah Indera Berman và Syah Pau LING (Liang). Sự kiện lịch sử này cũng được tìm thấy vào thời trị vì của Ban La Tra Toan (1460-1471).
                  Ban La Tra Toan memerintah di ibu kota Sri Vini (Sri Raja Than Ton). Setelah Kota Vijaya jatuh. Raja Champa pun mati terbunuh. Dengan kejatuhanibu kota Vijaya ini ramai pelarian politik Cham yang menuju ke daerah Melayu yang selamat, antara lain ke Melaka. Yang termasuk dalam pelarian itu ialah dua orang putera raja Champa, iaitu Indravarman dan Pau Liang di atas. Gambaran Sejarah Melayu tentang Champa terdapat dalam Al-Kisah ke29 yang menceritakan seorang Nakhoda Champa yang bernama Sayyid Ahmad bersahabat dengan Hang Tuah pergi ke Inderapura (Pahang) untuk  melarikan Tun Teja Ke Melaka. Kekuatan Champa berdasarkan fakta jelas lebih besar daripada perahu Pahang hingga dapat menolong pahlawan Melaka itu melarikan Tun Teja. Kehadiran tokoh Nakhoda Champa di Melaka dan di Pahang dapat dihubungkan pula dengan wujudnya pedagang Champa di Banten seperti yang diceritakan oleh Sejarah Melayu dalam Al-Kisah ke-34 menceritakan perkahwinan seorang puteri keturunan Champa dengan anak seorang pembesar Melaka.
               Ba La Tra Toan trị vì tại thủ đô Sri Vini ( Sri Raja (vua) Than Ton). Sau khi thủ đô Vijaya sụp đổ. Vua Champa cũng  bị chết vì sát hại. Sau cuộc chính biến lịch sử này rất nhiều người di cư chính trị Champa đã đến các vùng đất MãLai an bình , một số khác thì tới Melaka . Cũng trong đoàn người di cư đó là hai hoàng tử con vua Champa , đó là Indravarman và Pau Liang như đã nói ở trên. Hình ảnh được tìm thấy chứng minh sự gắn kết lịch sử  giữa Champa và MãLai là Al-kisah29 trong đó đã kể lại câu chuyện về một người Nakhoda Champa có tên là Sayyid Ahmad đã làm bạn cùng Hang Tuah( một người rất nổi tie61ngtrong lịch sử Mã Lai) và cùng đến Inderapura (Pahang_Malaysia) để trốn Tun Teja đến Melaka. Sức mạnh Champa được chứng minh là lớn hơn cả vùng Pahang sau khi được giúp đỡ của người anh hùng Melaka trốn khỏi Tun Teja. sự có mặt của Nakhoda Champa tại Melaka và Pahang này lại được chứng minh bằng một cơ sở chắc chắn sau khi tìm được trong Al-kisah ke-34 nói về cuộc hôn nhân giữa một công chúa Mã Lai với một quy tộc ở Melaka.
                   Peperangan Champa dengan orang Vietnam (Dai Viet) dapat kita ikuti dalam beberapa naskah Melayu Tradisi seperti Hikayat Hang Tuah. Bab ke-23 hikayat itu menceritakan peristiwa Negeri Indrapura diserang oleh ikan todak Negeri Indrapura sebenarnya dapat dirujuk kepada Indrapura yang wujud di Champa pada separuh kedua abad ke-8 dan Indrapura inilah tapak pertama bangsa Melayu Champa mengalami kesukaran dalam hubungan dengan tetangganya Dai Viet. Serangan orang Dai Viet terus-menerus hingga Indrapura jatuh ke tangan mereka pada tahun 1000. Ikan todak itu hanya sebagai simbol seragan-serangan laut bertubi-tubi daripada Dai Viet.
              Cuộc chiến giữa Champa và Đại Việt có thể cho ta thấy được trong những văn bản viết tay truyền thống như Hikayat Hang Tuah . Chương 23 truyện cổ này đã nói về đất nước Indrapura bị gây chiến bởi Ikan todak ( cá kiếm) Indrapura thật ra la một tiểu vương quốc nằm trong liêng bang Champa vào khoảng nửa sau thế kỉ thứ 8 và Indrapura này chính là sự khởi đầu của một hành trình dài trong quá trình tích lũy kinh nghiệm mà tộc người Melayu Champa phải đương đầu với Đại Việt. Chiến trang với Đại Việt cứ thế tiếp diễn cho đến khi thàng lũy Indrapura mất vào tay chúng năm 1000. "Cá kiếm" này chỉ là một biểu tượng cho những cuộc tấn công liên tiếp từ biể khơi của Đại Việt.    
                 Disebabkan perkembangan penduduk yang bertambah di Delta Sungai Merah, Vietnam telah melakukan perluasan politik ke arah Selatan. Akibat peperangan yang terus-menerus dengan Vietnam, Orang Cham sedikit demi sedikit kehilangan wilayah utaranya yang ditakluk lalu diduduki oleh tentera Vietnam. Oleh sebab itu, antara abad ke11 dan ke-17, wilayah yang didiami bangsa Cham makin sempit kerana dirampas daripada sebelah utara, Oleh yang demikian jumlah penduduk Cham semakin berkurangan dan tempat tingalnya berpindah ke arah selatan, terutama setelah perebutan kota Vijaya pada tahun 1471, yang akibatnya antara lain mendesak Orang Cham ke selatan ke puncak Cu Mong.
                         Vì nguyên nhân gia tăng dân số tại đồng bằng sông Hồng, Việt Nam đã đề ra một chiến thuật quân sự mới đó là mở mang bờ cõi xuống phương nam. Hậu quả của việc đối đầu liên tiếp với Việt Nam, người Chăm với dân số ít dần như là một tỉ lệ thuận với đât đai phía bắc của lãnh thổ bị mất dần váo tay quân đội Việt Nam. Vì thế vào giữa  thế kỉ 11 và 17 , lãnh thổ cư ngụ của người Chăm càng ngày càng thu hẹp lại nguyên nhân chúng bị lấy đi bởi người phương bắc , điều này giải thích cho việc dân số Champa ít đi và lãnh thổ định cư bị dời sâu về phía nam , và đáng chú ‎ hơn là sự kiện thành phố Vijaya bị thuộc địa vào năm 1471, và hậu quả là dân cư Chăm ở vùng này bị di dời đến phần phía nam của đỉnh Cu Mong.
                     Meskipun kekalahan kota Vijaya merupakan pukulan yang sangat hebat kepada Orang Cham, namun begitu mereka bertahan sedapatanya dan mendirikan kembali negeri-negeri di daerah-daerah yang masih dapat dikuasai. Ketahanan Orang Cham semakin pulih dan pada 1594, seorang raja Champa berjaya mengirimkan tentera bantuan kepada Sultan Johor untuk memerangi orang Portugis. Ramai Orang Cham, yang tidak bersedia hidup dalam negeri yang tertekan dan kian hari kian tunduk kepada kekuasaan Orang Vietnam, telah melarikan diri; kadang-kadang dengan pemimpinya ke Kemboja dengan melintasi hutan-hutan dan tanah tidak bertuan yang terletak disebelah barat Panduranga.
                         Mặc dù thất thủ thành phố Vijaya như là một đòn đánh chí mạn vào người Chăm, nhưng họ vẫ cố gắn chịu đựng, và quyết tâm gầy dựng lại đất nước ở phần lãnh thổ mà họ vẫ còn kiểm soát. Sự chịu đựng của người Chăm càng ngày càng làm cho đất nước họ được phục hồi vào năm 1594, một vị vua Champa đã gởi quân đến giúp quốc vương Johor để chống lại người Bồ đào nha. Nhiều người Chăm, không còn chịu nổi cuộc sống trong nước mà càng ngày quyền hành của ngườ Việt Nam càng được cấm sâu, họ trốn chạy để thoát thân, và có thể họ đã cùng vị lãnh đạo của họ đến Cambochia bằng con đường rừng không chủ ở ngay cạnh Pandurangga.
                  Namun begitu orang Cham yang masih tinggal di negerinya tetap dalam keadaan tidak berubah sehingga tahun 1834. Dalam tahun itu Kaisar Minh Menh telah menghapuskan segala gambaran tentang wujudnya sebuah negara Champa yang merdeka dan menjadikan Panduranga sebagai Wilayah Vietnam. Tetapi mulai tahun 1834 - 1835 orang Cham di '' Vietnam '' kan secara paksa. Mereka diperintah berpakaian Vietnam, bertutur bahasa Vietnam, menggunakan nama Vietnam dan merayakan upacara-upacara Vietnam biar apapun agama mereka. Seterusnya mereka dipaksa mematuhi peraturan-peraturan ketat yang ditetapkan oleh Minh Menh yang ingin melihatmereka lenyap sebagai bangsa asing.
                      Có lẽ vì vậy mà người Chăm vẫn còn trong nước vẫn trong tình trạng không thể thay đổi cho đến năm 1834. Cũng trong năm đó hoàng đế Minh Mệnh đã xóa sạch bản đồ   Champa như là một nước có chủ quyền tại Đông Dương và sát nhập Pandurangga như la một tỉnh thuộc Việt Nam. Nhưng bắt đầu từnăm 1834-1835 lâm vào tình thế ép buộc . Họ được trị vì bởi Việt Nam , sử dụng ngôn ngữ Việt Nam , sử dụng tên gọi Việt Nam và là công dân Việt Nam mặc cho tôn giáo của họ là gì. Theo sau đó là họ còn phải theo hàng sa số thánh chỉ của Minh Mệnh hòng xóa bỏ dấu tích Chăm trong cộng đồng dân tộc này.
                Meskipun demikian, oleh sebab begitu sisa-sisa golongan Champa itu, mereka berusaha dengan sedaya-upaya untuk mempertahankan sekurang-kuragnya lembaga Kerajaannya, Lambang Kebangsaanya yang terakhir. Pada tahun 1822, kerana tertekan oleh situasi yang benar-benar mengecewakan, Raja Champa sendiri, Po Cong Chan, turut keluar mengasingkan diri ke Kemboja, mengikut kebanyakan rakyatnya yang sudah menetap di sana.
                   Mặc dù sau đó, các nhóm tổ chức của người Chăm có nổ lực chiến đấu nhầm khôi phục lại đất nước , nhưng đó chỉ như hơi thở tàn của một giai đoạn cuối. Vào năm 1822, như đánh dấu sự đau buồn của đất nước , đức vua Champa Po Cong Chan đã cùng gia đình trốn chạy sang Cambochia theo con đường của nhân dân Người mà đã có mặt ở đó từ trước.
-Nguồn dịch từ PutraChampa -

Thầy giáo liệt 18 năm dạy tiếng Chăm không lương

Dù bị liệt hai chân, thầy vẫn dốc hết tâm trí, sức lực để duy trì vốn chữ Chăm cho trẻ em người dân tộc.
Ở ấp Chăm, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, Tây Ninh có một người thầy bị liệt hai chân, kiên trì dạy chữ Chăm không biên chế, không lương cho con em đồng bào dân tộc Chăm suốt 18 năm nay.
Bị “bắt” làm thầy
Thầy Chàm To Hiết bị bệnh teo chân từ nhỏ, không tự đi đứng được. Trước đây, thầy theo cha mẹ sống ở Campuchia ven biên giới với Việt Nam mở lớp dạy tiếng Chăm. Một số trẻ em người dân tộc Chăm ở Tây Ninh nghe tiếng đã sang đó học với thầy. Trong một lần về nhà học trò ở Tây Ninh chơi, thầy “bị” các già làng “bắt cóc” giữ lại cưới vợ cho và làm thầy giáo ở ấp Chăm từ đó đến nay.
Bà Thị Ha, mẹ vợ của thầy, kể: “Lúc mới về, cuộc sống nó khó khăn lắm, không có nhà, không có trường để dạy nên rất bị động. Mới đó mà giờ nó có tới năm mặt con rồi đó, học trò thì cả ngàn đứa không tài nào nhớ hết”.
Thầy Chàm To Hiết ngồi trên bàn dạy chữ Chăm.
Trường của thầy được Nhà nước xây năm 1993, ban ngày dành cho các em học tiểu học, buổi tối thầy dạy tiếng Chăm. Sau khi xã xây trường mới, trường này giao hẳn lại cho thầy. Nói là trường vậy thôi nhưng thực ra chỉ có hai phòng học hoen ố, xuống cấp trầm trọng theo thời gian. Thầy kể: “Hồi mới xuống đây, cái trường Chăm này có nóc mà không có tường đâu, mình vừa dạy, vừa ở ngay trong trường luôn, thấy thầy sống một mình buồn nên các em học sinh thay phiên nhau qua sống chung cho vui. Vậy mà giờ đứa nào cũng lớn, cũng thành đạt hết”.

Trăm bề thiếu thốn
Nhà thầy Chàm To Hiết ở sát mé trường, cứ đến giờ, thầy đẩy xe lăn vào lớp, ngồi trên bàn vừa viết chữ lên mặt bảng, vừa dạy phát âm từng chữ một. Học trò bên dưới cả mấy chục em bi bô đọc theo.
Lớp học ban đêm nóng bức, chỉ có hai cái quạt và hai bóng đèn. Nhưng đèn đã hư mất một bóng và một cái quạt cũng không quay, thầy chưa có tiền để sửa chữa. “Mình dạy gần 20 năm rồi mà chưa bao giờ có ngày 20-11 đâu, mình cũng không biết ngày đó là gì nữa. Hằng năm chỉ có ngày tết Răm ma đan là các em mang 3 kg gạo đến biếu cho thầy thôi” - thầy Hiết tâm sự.
Duy trì tiếng Chăm
Thầy khiêm tốn kể: “Trong xã chỉ có lớp dạy tiếng phổ thông thôi, không có lớp dạy tiếng Chăm, chỉ có dưới phố mới có. Mình biết tiếng Chăm nên dạy học cho các em thứ tiếng mà mình biết. Nếu mình không dạy, các em chỉ biết đọc mà quên đi cái mặt chữ. Tiếng là thầy nhưng chỉ là người biết dạy cho người không biết thôi. Mình dạy không lấy tiền, ai có thì góp 1.000 đồng/buổi để mình mua phấn, trả tiền điện, ai không có thì thôi”.
Thầy kể tiếp: “Mình dạy cho chúng, sau này chúng giỏi, sẽ dạy thêm cho các thế hệ sau này. Như thế ai cũng tiến bộ. Đã chấp nhận làm thầy là phải dạy thôi. Nhiều hôm có một, hai em cũng phải dạy chứ thấy ít mà bỏ lớp sinh quen, lớp rất dễ vỡ. Phải dạy thường xuyên, đều đặn để tạo một thói quen cho các em tới trường”.
Những năm đầu mới thành lập, một mình thầy dạy hơn 300 em, phải chia ra nhiều ca trong ngày nhưng bây giờ lớp chỉ có vài chục em, thầy và ông thầy cả của thánh đường phải đi vận động các em đến trường. “Nhiều lúc học trò không vào, mình buồn lắm, được có một vài em thôi cũng phải dạy, không thôi mất lớp, rồi chiều lại phải vào nhà các em vận động bố mẹ cho học. Giờ các em chỉ thích học tiếng Kinh thôi vì các em đi làm xa, chứ tiếng Chăm chỉ cần biết nói thôi, không cần viết. Nên mình và các thầy ở đây buồn lắm. Phải tìm cách dạy và bảo tồn tiếng của dân tộc cho các em thôi.
Năm ngoái, có cô học trò cũ tên Ma Ri Dâm, cô này học rất khá nên mình nhờ cô ấy dạy thêm cho các em học sinh, được hai năm, rồi nghèo khó quá nên cô cũng qua Ả Rập làm ăn”.
Nói về học sinh của mình, thầy kể: “Thằng Chàm A Mắt sau khi đi học ở thủ đô Ai Cập về được bố trí làm việc dưới thị xã. Nó là thằng khá và thương thầy nhất, công việc bận rộn nhưng lâu lâu đi ngang qua lại ghé về thăm thầy. Lúc dạy các em, mình luôn khuyên các em rằng nghề giáo là nghề cao quý, nên nếu ai có thể dạy học được thì rất quý. Nhiều học sinh không chỉ dạy ở thôn mình, mà còn sang thôn khác dạy nữa. Bên xóm Đào Bắc, xã Tân Hưng cũng có một em học sinh của mình đang dạy học miễn phí cho các em học sinh bên đó”.

Mười mấy năm nay nhờ có thầy Hiết dạy cho cái chữ mà các em biết đọc, biết viết chữ Chăm, biết cách hành lễ theo truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc của đồng bào dân tộc Chăm ở đây. (Ông Cả chùa Chàm Sợt, đại diện tôn giáo ở ấp Chăm)
Thầy Hiết sức khỏe yếu, làng sắp cho nghỉ hưu nên tui phải cố gắng thay thế. Mình phải dạy cho các em biết mặt cái chữ Chăm, chứ nếu không lâu dần như con chim vậy đó, chả biết gì đâu, lâu dần nó quên đi cái nơi sinh ra nó. Mình biết chữ thì dạy cho người không biết chữ. Mấy thầy ở đây, đặc biệt là thầy Hiết, đi dạy gần 20 năm nay mà chưa bao giờ lấy tiền. Chỉ có lúc nào đói quá, không có cái ăn thì mới kêu gọi các em giúp đỡ, người cho ngô, cho khoai, người cho gạo mà ăn.
Có thầy dạy buổi chiều tối, còn buổi sáng vẫn phải lao động, đi chặt mía, trồng sắn, buôn bán để kiếm sống chứ không có lương nên phải làm thôi. Mình không dạy là có tội, với lại mình cũng thương các em lắm. (Thầy Chàm Gia Mil, cùng dạy học với thầy Hiết)


Theo Pháp luật TPHCM
theo dantri.com