Rup halin ( about me)

Ảnh của tôi
Dalam tanâh Yuen hu anâk Cam saong nagar Cam

Sang/Home

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

Islam và nền văn minh Champa

                                                  Putra Champa
      Champa- một vương quốc cổ đã hình thành lâu đời tại dãi đất mà ngày nay là miền trung Việt Nam. Trải qua sự thăng trầm của lịch sử, nó đã mất đi. Tuy vậy, Champa lại là một đề tài khám phá rất thú vị cho những người hiếu kì. Bởi lẽ những tàn tích còn sót lại của nó tuy để nát nhưng lại rất giá trị và chứ đựng bao điều bí ẩn.
       Khi tập trung vào nghiên cứu đề tài Champa. Các nhà nguyên cứu thường tập trung vào những đền tháp, những phù điêu hay những tàn tích cổ xưa dưới lòng đất… Các nhà nghiên cứu văn hóa phi vật thể thì lại tập trung vào những vấn đề tín ngưỡng có muối liên quan với những đền đài tàn tích đó.
        Nói rõ hơn, khi nghiên cứu về Champa người ta thường thiên ( Phần lớn) là nghiên cứu về những đền đài và tôn giáo Hindu ở phương bắc Champa , và sau này là đạo Bà Chăm ( vùng Pandurangga). Bởi những gì còn sót lại của vương quốc Champa xưa là những phế tích này. Có lẽ sẽ rất thiếu sót nếu nghiên cứu một cách mờ nhạt sự ảnh hưởng của Islam vào Champa xưa cũng như xã hội Chăm ngày nay.
Vương miện vua Chăm rất giống với mũ đội của người Islam
         Những bài viết hiện nay mà ta bắt gặp nói về Islam Champa , chỉ là những bài viết mang tính tham khảo, hay cung cấp những mảnh kiến thức vụn vặt, không mang tầm vóc là những tác phẩm nghiên cứu thật sự. Tôi đã từng gặp những sự hiểu lầm rất tai hại từ những người bạn nước ngoài. Họ đi du lịch nhiều nơi, có đọc và có quan tâm đến vấn đề Champa. Nhưng bấy lâu nay họ luôn hiểu lầm rằng những đền tháp Chàm ở Việt Nam là do người dân tộc Chăm xây dựng, và cũng có một dân tộc khác cũng gọi theo tên hoa Champa theo Islam là chủ nhân của nền văn hóa cổ Campuchia??? Có người còn cho rằng người Chăm xây dựng nước theo Balamon ở miền trung Việt Nam và từng xây dựng một nhà nước Islam riêng ở Campuchia. Sỡ dĩ có cách nghĩ đó, theo tôi nghĩ là những sách báo viết về Chăm thường đề cập đến văn hóa Balamon, thiếu hẳn văn hóa Islam. Nhưng theo sự tiếp xúc với cư dân lưu lạc tự xưng là Chăm trên thế giới thì họ ( người nước ngoài) lại thấy khác rõ, bởi những người Chăm này theo Islam và hoàn toàn xa lạ với những gì mà họ tìm hiểu trong sách báo khi nói về Chăm.

 Người Chăm Islam trong đại hội champa được tổ chức tại My

        Xã hội Chăm ngày nay có hơn 80 % theo islam, và trong 20% còn lại phần lớn là người Hồi giáo Bani( Hồi giáo cải cách) thì không lí do gì có thể chối bỏ sự ảnh hưởng của Islam vào xã hội Chăm. Câu hỏi sẽ đặt ra ở đây rằng nếu tầm vóc ảnh hưởng của Islam lớn đến vậy sao không tìm thấy những tàn tích văn hóa của tôn giáo này tại khu vực mà ngày xưa là Champa???
       Có lẽ, tôi cũng không đủ kiến thức để giải thích, bởi tôi không phải là nhà nghiên cứu gì. Tôi chỉ có thể đặt ra câu hỏi để các bạn tự suy nghĩ. Ngày nay các nước mà có dân Chăm di cư từ năm 1832 trở về trước phải kể đến là Kampuchia, Malaysia, Thái Lan, Trung quốc, Lào, Indonesia và miền nam Việt Nam… Tại sao tất cả các dân Chàm tị nạn , xa quê hương này đều theo Islam…??? Cái gì trở thành guy hiểm ở quê nhà họ khiến họ phải di cư. Có lẽ tôn giáo mà họ đang theo chính là nguyên nhân để những kẻ thù lúc đó gây nguy hiểm cho họ và buộc họ phải rời bỏ quê hương để tìm sự bình an cho bản thân và dòng tộc. Có giả thuyết cho rằng khi di cư họ theo Balamon nhưng dần tiếp xúc với cư dân Mã Lai, Indo…họ đã cải sang Islam??? Điều này quả vô lí, nếu nói rằng có một bộ phận theo Bani rồi dần cải sang Islam thì còn có thể. Bởi ngày nay chúng ta thấy rõ ở Kampuchia vẫn còn một ít cộng đồng Bani ( ở Kampong Chnang) còn chưa cải sang Islam thì làm sao có những cộng đồng theo Balamon xa quê có thể theo Islam.

Các bé trai Chăm Kampuchia

      Theo đặc đểm của Islam, mỗi cộng đồng dù rất nhỏ cũng phải có thánh đường để hành lễ mỗi ngày. Và Champa có một lịch sử Islam lâu đời ( từ thế kỉ 10), một lực lượng tín đồ đông như vậy thì thánh đường của họ đâu, kinh sách của họ đâu…đây là một sự đứt khúc vô cùng quan trọng trong nền văn minh Champa mà người ta đã bỏ lỡ. Có lẽ đây vì vấn đề tế nhị khó có thể lật lại những trang sử ấy. Làm sao để lịch sử đúng thật là lịch sử đó là vấn đề mang tính chất lương tâm đối với những ai mang dòng máu Chăm và những ai yêu mến Chăm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét