Putra Champa
Cộng đồng Chăm, một cộng đồng ít ỏi ngay chính tại mảnh đất quê hương họ. Ngay cả khi sống trên mảnh đất quê hương họ đã là một tập thể thiểu số. Sẽ như thế nào nếu họ sinh sống ở những nơi không phải là quê hương của họ?Vâng, chắc chắn họ sẽ trở thành một cộng đồng càng ít ỏi và nhỏ bé hơn. Ấy thế nhưng trong cộng đồng nhỏ bé ấy vẫn cố vương lên khẳng định sắc tộc , dòng máu bản thân, góp phần mang tiếng Chăm của đủ mọi giọng điệu, vùng miền từ Kampot đến Pandurangga để giáo dục, đưa con em Chăm gần nhau bằng cách giao tiếp bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình mà không gặp trở ngại gì, cho dù họ sinh ra ở Châu Đốc, Kampot hay Pandurangga…đó là chương trình phát thanh tiếng Chăm có tên Bangsacham Radio
Logo Bangsacham Radio với dong chữ :
"Adah dun-ya saong illimo. Hadiip bahsa saong magru"
(" Soi sáng thế giang với kiến thức văn hóa. Làm sống dậy tiếng nói ( tiếng mẹ đẻ) với sự khó nhọc học hành)
Giữa sự phát triển đến chóng mặt của nền văn minh phương tây trong xã hội Hoa Kì. Các sắc dân Châu Á nói chung và Dân Chăm nói riêng đang dần mất đi bản sắc Á Đông, và cái đầu tiên mà họ mất đó là tiếng nói của dân tộc mình. Thiết nghĩ Chăm mình dù ở ngay trong chính miền quê Pandurangga hay trong một cộng đồng Chăm lớn nhất thế giới ( Kampot) thì tiếng Chăm trong cộng đồng Chăm này cũng phần nào bị lai độn tiếng Việt hau Khmer hoặc có giọng điệu ngọng ngịu. Và sẽ như thế nào nếu Chăm sống thành một cộng đồng rất nhỏ bao quanh là thứ văn hóa đang “ Thịnh hành “ sẵng sàng được giới trẻ lao vào một cách cuồng nhiệt.? Chắc hẳn sẽ chẳng có con đường nào để tiếng mẹ đẻ hay bản sắc thuần túy của họ sống sót. Đó là thực trạng chung của Chăm mình tại Hoa Kì nói riêng và Chăm trên thế giới nói chung.Trước nghịch cảnh đáng buồn đó, sự ra đời của Bangsacham Radio như là một vị cứu tinh trong tình cảnh khó khăn nhất. Với những chương trình phong phú, cập nhật kịp thời những thông tin về Chăm cũng như thế giới. Và đặc biệt hơn chương trình còn có những giọng phát thanh bằng tiếng Chăm Kampot, Châu Đốc cũng như Panduranga. Chương trình kể chuyện cổ tích bằng tiếng Tây Chăm, Đông Chăm và tiếng Anh với giọng điệu rất chuẩn. Và các bạn cũng sẽ được lắng nghe các anh chị Chăm Pandurangga tập nói tiếng Chăm Tây ngộ nghĩnh và vui như thế nào. Thiết nghĩ, nếu so sánh về mặt chuyên nghiệp thì nó chỉ là một sự kiện bình thường nhưng nếu đặt nó trong xã hội Chăm và đặt biệt hơn là xã hội Chăm tại Hoa kì thì thật sự đây là một sự kiện lớn, đáng chúc mừng. Bangsacham radio ra đời trong sự thiếu thốn và khó khăn mọi bề , nhưng nó đã làm được kì tích, đó là phát triển tiếng Chăm với giọng điệu khác nhau, làm cho Chăm có thể nói tiếng Chăm với nhau dù cho họ sinh ra tại đâu, chỉ thế thôi thì theo tôi nghĩ nó đã và đang làm một điều hết sức vĩ đại cho cộng đồng Chăm hôm nay.
Và vui mừng hơn là gần đây Bangsacham Radio đã kí hợp đồng phát thanh trực tiếp trên radio với SRBS-HD RADIO 92.5-3 ( Radio Saigon) tại thành phố Seattle, thuộc tiểu bang Hoa Tịnh Đốn, Hoa kì. Bangsacham Radio sẽ phát sóng từ 6:00PM- 7:00PM vào các ngày Chủ nhật hàng tuần. Bangsacham Radio bất đầu phát sóng từ ngày 02 tháng 01 năm 2011. Ở mọi miền trên thế giới nếu các bạn có Wifi Radio thì các bạn sẽ nghe được Bangsacham Radio. Nếu các bạn muốn có HD Radio toàn cầu, xin các bạn email cho họ tại địa chỉ : bangsacham@yahoo.com , hoặc số điện thoại:
206- 393-8093,
206 -372-1432,
206- 428-8920,
Sự ủng hộ và quan tâm của các bạn sẽ là nguồn động viên rất lớn đối với họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét