Rup halin ( about me)

Ảnh của tôi
Dalam tanâh Yuen hu anâk Cam saong nagar Cam

Sang/Home

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Dấu vết Chămpa ở Hoàng thành Thăng Long

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới hôm 1-8. Nhân sự kiện này, thử trở lại với những cấu kiện kiến trúc bằng đá hay nghệ thuật trang trí mang phong cách Apsara… để hình dung về sự hiện diện của văn hóa Chăm.
alt
Đầu chim uyên ương bằng đất nung trang trí trên cung điện thời Lý - Trần.
Voi Chăm ở Thăng Long
Với vai trò là trung tâm chính trị, văn hóa của quốc gia Đại Việt, kinh thành Thăng Long là nơi còn để lại nhiều dấu ấn huy hoàng có liên quan đến voi. Và cũng từ con vật tinh khôn này đã lưu truyền nhiều câu chuyện thú vị về mối quan hệ giữa Đại Việt và Chămpa. Các triều đại như Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê... thường dùng voi trong sinh hoạt cung đình. Đến thời Nguyễn, voi được dùng trong chiến đấu nên tượng binh có số lượng nhiều hơn. Voi được mang đến kinh thành Thăng Long từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là vật triều cống cũng như nguồn chiến lợi phẩm thu được. Vương quốc Chămpa cũng từng nổi tiếng với việc dùng voi trong chiến trận, hoạt động bang giao, buôn bán và sinh hoạt cung đình. Sử cũ ghi lại nhiều sự kiện tiến cống của Chămpa cho Đại Việt. Cống phẩm của Chămpa phần lớn là voi trắng. Thời nhà Lý, liên tục từ năm 1068 đến năm 1112, cứ đến mùa thu tháng 8 năm nào Chămpa cũng cử người đi sứ tiến cống voi trắng cho nước Đại Việt. Thời nhà Trần, vào mùa xuân các năm 1269, 1279, 1307, Chămpa cũng tiến cống voi trắng cho Đại Việt. Đặc biệt, sử cũ cũng ghi rằng vào mùa xuân năm 1352, vua Chămpa cử sứ giả tên là Chế Nỗ mang cống vật gồm voi trắng, ngựa trắng... dâng cho Đại Việt.
alt
Vũ nữ Apsara trang trí trên bệ tháp thời Lý.
Voi xuất hiện với màu sắc đầy tính huyền thoại trong các truyền thuyết ở đất Thăng Long. Chùa Phổ Giác ở phố Ngô Sĩ Liên được dân gian gọi chùa Tàu (tàu ngựa, tàu voi), bởi lẽ đây là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng voi ở kinh thành Thăng Long. Sau những lần chinh phạt Chiêm Thành số lượng voi mang về Đại Việt cũng không nhỏ. Số lượng voi đông đúc vẫn được duy trì cho đến năm 1688 khi mà W.Dampier vẫn còn thấy “số lượng voi Thăng Long vào khoảng 150 đến 200 con, chúng được cho uống nước và tắm hàng ngày trên dòng sông (sông Hồng)”. Sách sử cho biết từng có một vị hoàng thân nhà Trần cưỡi voi tới khu vực người Chăm gần kinh thành chơi liền ba ngày. Ngôi chùa Tàu được dựng lên ngoài chức năng ban đầu là tàu voi còn là nơi thể hiện tâm linh của người Chăm. Trong tuyển tập văn bia Hà Nội có nhắc đến “miếu Dương Võ”, nơi thờ 3 người quản tượng giỏi chuyên dạy voi đực ở phương Nam (Chămpa).
Dấu tích Chăm ở Hoàng thành
Sự góp mặt của văn hóa Chăm ở kinh thành Thăng Long đã làm phong phú thêm và khẳng định sự dung hợp, thâu nhận các giá trị, tinh hoa văn hóa vào quốc gia Đại Việt thời bấy giờ. Điều đó đã làm cho Hoàng thành Thăng Long thêm tỏa sáng, xứng đáng là di sản văn hóa của nhân loại mà UNESCO đã công nhận, khi cả nước hướng đến Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
Khi khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều dấu tích Chămpa, khẳng định sự có mặt của người thợ Chăm trên Hoàng thành Thăng Long là lịch sử đã chép. Từ những dấu vết kiến trúc ở hố khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện một phần ngôi tháp nhiều tầng bằng sứ thời Lý với nghệ thuật trang trí khá độc đáo gồm rồng, cánh sen và các phù điêu tiên nữ bay nhảy - phảng phất chút ít phong cách Apsara trong nghệ thuật Chămpa. Những phù điêu bằng sa thạch ở Trà Kiệu - Quảng Nam (thế kỷ X) có tư thế và động tác giống với các vũ nữ trên các ô hộc của mảnh tháp trắng thời Lý ở Hoàng thành Thăng Long. Có thể xem đây là một bằng chứng khảo cổ học về mối quan hệ gắn bó Việt - Chăm từ sau thế kỷ X.
alt
Thần Siva ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

alt
Viên gạch có chữ Chăm cổ.
Trên kinh thành Thăng Long người ta có thể nhận thấy rất nhiều cấu kiện kiến trúc bằng đá, chủ đạo là sa thạch. Đây là một loại đá rất gần gũi với người thợ Chămpa, loại đá không có thớ, dễ đục đẽo, tạo hình. Gần như toàn bộ các tảng kê cột của kiến trúc Hoàng thành đều bằng đá và được chạm hoa sen rất đẹp, nhất là những tảng kê cột thời Lý. Những bệ tượng tạo hình rồng, đặc biệt là những bậc lan can trang trí rồng, phượng, sóng nước, vân mây cực kỳ tinh xảo của thời Lý chắc chắn có sự can thiệp của người thợ - nghệ sĩ Chămpa. Những nghệ sĩ Chăm mặc dầu thể hiện ý tưởng của người Việt nhưng trên từng nét chạm, nhát đục, vết mài xoa tạo nên những rồng, phượng... của Thăng Long vẫn mang đậm nét những Makara, Garuda, Nagar, Hamsa, Kala... mà họ từng tạo tác ở các đền tháp Chăm quê hương mình. Hình ảnh về chim uyên ương trên những viên ngói úp nóc (thời Lý) được thể hiện hao hao với ngỗng thần Hamsa (vật cưỡi của thần Brahma) trong điêu khắc Chăm. Hai chiếc cánh uyên ương xòe rộng như trong tư thế múa, phần đầu cánh được xoắn lại tạo nên hình cánh cung giống với những đôi cánh của thần điểu Garuda. Viên gạch tháp có tượng thần điểu Garuda là bức tượng hiếm hoi bắt gặp được trong những hố khai quật ở khu vực Văn Lang, Ba Đình, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với bố cục tạo hình mang đậm phong cách Chăm. Hai nửa viên gạch duy nhất có khắc ký tự Phạn (Sanskrit) được phát hiện ở Hoàng thành Thăng Long. Hai viên gạch này được xem là bằng chứng về sự góp mặt, tham gia xây dựng hay sản xuất vật liệu cho những công trình kiến trúc cung đình đương thời của người Chăm. Qua đó chứng tỏ người Chăm đã mang đến kinh thành kỹ thuật làm ra những viên gạch đỏ tươi, tạo hình đẹp, cùng với màu đỏ của bộ mái rất Việt xây cất lên những kiến trúc lộng lẫy của đất Thăng Long. Trong hệ thống giếng nước mà các nhà khảo cổ học tìm thấy ở khu khai quật Hoàng thành Thăng Long, có một giếng nước mang niên đại vào thời nhà Trần thể hiện rõ phong cách và kỹ thuật Chăm, cụ thể như cách xếp gạch tựa như các giếng Chăm ở miền Trung.
alt
Giếng cổ tại Hoàng thành Thăng Long.
Qua các cuộc khai quật khảo cổ học, nhất là phát hiện di tích Hoàng thành Thăng Long đã khẳng định có những dấu vết văn hóa Chăm ở Thăng Long xưa và Hà Nội nay. Điều này đã phản ánh sống động mối quan hệ Việt- Chăm lâu dài trong trong lịch sử. Cùng với những hiện vật phát hiện từ các cuộc khai quật khảo cổ học và hiện vật được chuyển giao, kế thừa từ các bảo tàng và nhiều nguồn khác nhau, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đang trưng bày một bộ sưu tập hiện vật điêu khắc Chămpa khá độc đáo để du khách đến Hà Nội có thể chiêm ngưỡng những kiệt tác của dân tộc Chăm.
TẤN VỊNH

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Vài nhận định về chiếc áo dài Chăm (ao atah) của người Chăm An giang

Putra Champa
    Từ thuở xa xưa, không biết từ khi nào mà những thiếu nữ Chăm đã biết làm đẹp bằng những bộ áo dài thật duyên , kính đáo. Áo dài Chăm rất khác so với áo dài của người Kinh. Điều dễ thấy nhất về sự khác biệt đó là áo dài chăm không xẻ tà, và khi mặc phải tròng từ trên xuống.
Chiếc áo dài nguyên bản của người Chăm Pandurangga
    Trải qua những giai đoạn thâm trầm của lịch sử, dân tộc Chăm đã phải chia năm xẻ bảy, li tán tha hương đến khắp mọi nơi. Dần dà, sự ảnh hưởngcủa yếu  tố bản địa ( nơi dừng chân mới của những đứa con chăm tha hương) đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi đi phần nào bản sắc thuần túy của họ vốn đã được hun đúc ngàn đời từ mảnh đất tổ tiên yêu thương.
    Người Chăm An giang cũng bị rơi vào vòng xoáy hiển nhiên ấy. Sự ảnh hưởng đó bao trùm lên đời sống tâm linh và cả nét văn hóa ngày thường…nhưng ở đây tôi chỉ xin phân tích vấn đề về chiếc áo dài Chăm. Thật ra áo dài Chăm An giang và áo dài truyền thống nguyên bản của người Chăm Pandurangga ( Thuận Hải) có gì giống và khác?
     Cũng như lịch sử của dân tộc Champa, chiếc áo dài của người Chăm An giang cũng thế .Không có( hoặc hiếm) một tư liệu cổ nào ghi chép hay hình vẽ để lại của chiếc áo dài xưa mà người Chăm An giang đã mặc. Nhưng chúng ta có thể dựa vào những tấm hình trắng đen chụp vào khoảng cuối tk19 đầu tk20, những tấm ảnh kĩ niệm này vốn được giữ kĩ ở những gia đình Chăm bề thế (vì chỉ có người giàu mới chụp ảnh để lại). Xét về hình dạng, áo dài Chăm An giang vào thời ấy không khác gì mấy so với áo dài của người Chăm Pandurangga ngày nay. Vẫn là phần trên( thân áo ) rộng có thể tròng vào khi mặc, cổ tròn, phần dưới hơi xòe ra để dễ việc đi lại. Xét nghĩ, kiểu cách áo dài này là kiểu áo dài mặc thường ngày, dễ dàng trong sinh hoạt , hơi khác một chút so với kiểu áo dài ôm của các thiếu nữ khi đi dự tiệc hay lễ hội. Kiểu áo dài này chúng ta vẫn còn bắt gặp ở những cụ già  Chăm tại miền đất Pandurangga ngày nay.
Áo dài Chăm An giang xưa(trái) và áo dài trong sinh hoạt thường ngày của người Chăm ở Pandurangga(phải) ngày nay
      Trãi qua nhiều thời kì, và nhất là thời kì mở cửa. Khi Việt Nam đón nhận những luồng văn hóa ngoại nhập. Xã hội Chăm cũng bị ảnh hưởng không kém. Khác xa so với xã hội người Việt vốn chuộng theo mốt Tây với những bộ váy đầm. Người Chăm An giang lại ấn tượng và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền văn hóa Mã Lai (Malaysia/ Indonesia). Thật ra vùng Châu Đốc- An giang, mà cụ thể là làng Châu Giang vốn là nơi định cư từ trước đó của tộc người Jawa ( Mã Lai/ indo). chúng ta hãy thử đặt câu hỏi, khi người Chăm di cư từ Thuận Hải sang Campuchia và từ Campuchia sang đây., tại sao họ lại chọn Châu Giang làm nơi dừng chân đầu tiên?. Vì vốn dĩ những nhóm Chăm này họ theo Islam và tộc người Jawa cũng theo tôn giáo giống như họ. Cộng thêm nét văn hóa Jawa và Chăm vốn có cùng nguồn gốc Nam Đảo ( Melayo-polinesian)  nên có nhiều nét rất giống nhau. Vì thế họ mau chống cộng cư và lâu dần họ ảnh hưởng lẫn nhau tạo thành dòng giống Chăm mới mà trong đó, nét văn hóa Chăm là chủ đạo ( vì người Chăm vốn đông hơn ). Bước sang thời kì thuộc địa, thông thương qua lại giữa những quốc gia khác nhau đã trở nên dễ dàng nhờ có những phương tiện đi lại mới. Điều này đã tạo điều kiện nhiều hơn cho người Chăm một lần nữa được tiếp xúc với sắc dân Jawa (Malay/Indo). Và cũng từ đó chiếc áo dài Chăm An giang dần dần cải biến rất nhiều và dường như hoàn toàn giống bới Baju Kurung của người Mã lai. Baju kurung cũng có hình dạng như chiếc áo dài Chăm( vì vốn hai kiểu áo dài này có chung nguồn gốc Nam Đảo) không xẻ tà, tròng đầu, cổ tròn…nhưng ở cổ có nét xẻ sâu , thắt nút và nhiều mảnh ghép ở phần thân…
Áo dài Chăm biến đổi( trái) và Baju kurung của Malay( phải)
          Sau năm 1975, tình hình đất nước đổi mới. Các xóm làng Chăm không còn sống “ẩn cư” bao bọc bởi những hàng rào xung quanh nữa. Họ dần dần mở cửa, gia lưu và tiếp thu nhiều cái mới từ cộng đồng người Việt vốn đã sống bao quanh họ từ mấy trăm năm nay. Chiếc áo dài Chăm một lần nữa lại bị biến tấu lai dần chiếc áo dài của người Việt. Chúng có cổ đứng, hàng nút từ cổ chéo sang eo, không tròng đầu, nhưng vẫn giữ được nét kín đáo Chăm đó là không xẻ tà ( hoặc chỉ xẻ một phần rất nhỏ để dễ đi lại). Dần dần sự tác động mạnh mẽ của những kiểu thời trang áo dài Việt, với tính chất ôm sát người làm lộ đường nét phụ nữ quá bắt mắc. Các cô gái Chăm ngày nay chạy theo trào lưu, thế là những chiếc áo dài Việt 100% ra đời và được ưa chuộng trong những buổi tiệc hay lễ hội. Cái còn lại được gọi là nét Chăm trong chiếc áo chỉ là chiếc váy( thay vì mặc quần).
Kiểu áo dài Chăm xẻ tà như áo dài người Kinh(trái) và Chiếc áo không xẻ tà nhưng lại có cổ đứng và hàng nút từ cổ sang eo(phải)
        Tuy nhiên những kiểu áo dài chăm theo từng thời kì ấy vẫn tồn tại, tuy không chuuộng bằng áo dài “thời đại” ấy.

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Khăn "Khanh ma om": Vật bất lý thân của phụ nữ An Giang

      Khăn "Khanh ma om" (còn gọi là khăn Ma-tơ-ra) của phụ nữ Chăm An Giang xuất phát từ các dân tộc theo đạo Hồi, nguyên mẫu là chiếc khăn hình vuông và dần dần biến tấu cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của các thời kỳ. Chiếc khăn "Khanh ma om" có chiều dài khoảng 1,5 – 1,6 m, chiều ngang 50 cm, thường được làm bằng voan, ren hoặc bất cứ loại vải gì. Khác với những người đạo Hồi Ả rập chuộng hai màu đen trắng, chiếc khăn của phụ nữ Chăm có đủ màu sắc, điểm xuyết bằng các hoa văn hình con sò, bông hoa… bằng chỉ thêu màu, kim tuyến hay cườm dọc theo mép khăn.

Chiếc khăn Ma-aom (nữ) và chiếc Kapiah( nam) của người Chăm Islam
     Khăn "Khanh ma om" không chỉ để che nắng, mà đủ dài để quàng quanh cổ và vắt qua vai, vừa có thể che tóc, che cổ và một phần trước ngực, hầu như để tránh đi ánh mắt tò mò của những người khác giới.
     Khi ở nhà, người phụ nữ Chăm thường đội những chiếc khăn đơn giản, ít màu sắc. Nhưng khi đi dự tiệc hay đám cưới, họ thường mang những chiếc khăn có màu sáng lộng lẫy. Khăn "Khanh ma om" là vật bất ly thân của phụ nữ Chăm An Giang; bất cứ ở đâu làm gì người phụ nữ cũng không bỏ chiếc khăn ấy ra được, trừ lúc ngủ; họ rất yêu và tự hào với chiếc khăn truyền thống của mình.

 Những hình ảnh về thiếu nữ Chăm Islam trong chiếc khăn Ma-aom




Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Phải chăng có mối liên kết giữa tiểu bang Kelantan-Malaysia và Champa?



       Trích đoạn trong bài viết “Kelantan ada kaitan Champa? “

Chuyển sang Việt ngữ: Putra Champa

Đây là một giả thuyết rất có sức thuyết phục vì khi dựa trên những chứng cứ hiện tại mà ta đang có, ta có thể đủ lập luận để chứng minh điều đó. Khi đến Kelantan, ta sẽ bắt gặp những tên gọi, những địa danh mang dấu ấn rất rõ ràng của Champa, như “Pengkalan Chepa” ( nơi đỗ/ điểm dừng chân của Champa), Kampung Chepa ( ngôi làng Champa), Gong Chepa ( con chim công Champa), và tên các thứ lụa là hay đồ vật trang sức như “tanjak Cepa” ( cầu thang “leo” Champa),” kain tenun Cepa” ( vải Champa),” sutera Cepa” ( tơ lụa Champa), “sanggul Cepa” và keris Cepa ( cây kiếm Champa). Ngôi thánh đường ở Kampung Laut, vốn là ngôi thánh đường Islam vào bật cổ xưa nhất của Malaysia , nhưng nó lại được xây dựng bởi người Champa, để thuận tiện cho việcdừng chân nghỉ ngơi và  hành lễ của họ trong những chuyến hành trình đi buôn với xứ Demak ở quần đảo Jawa ( Indonesia ngày nay) vào khỏang đầu thế kỉ 16.
        Và cũng xin nói thêm rằng khi ta xem kĩ phiến đá cổ được tìm thấy tại Pengkalan Kempas, tiểu bang Negari Sembilan. Đầu phiến đá được khắc bởi câu kinh “Bismillahi-rahma-nirahim”( Câu kinh khởi đầu trong kinh thánh Al-qu’an) bằng chữ Jawi nhưng những phần sau được khắc bởi thứ chữ được cho là chữ Pali hay Kawi, nhưng những nét chữ đó lại rất giống thứ chữ trong tư liệu hoàng gia Champa đang được cất giữ ở nước ta.

Kelantan ada kaitan Champa?



Kelantan ada kaitan Champa?

Ini satu kemungkinan sekiranya berdasarkan kepada kewujudan pertalian antara Kelantan dan Champa semenjak dahulu kala. Di Kelantan terdapat nama-nama yang ada kaitan dengan Champa seperti Pengkalan Chepa, Kampung Chepa dan Gong Chepa; dan nama-nama pakaian dan perhiasan seperti tanjak Cepa, kain tenun Cepa, sutera Cepa, sanggul Cepa dan keris Cepa. Masjid Kampung Laut, yang merupakan antara masjid yang tertua di Malaysia juga dipercayai dibina oleh orang-orang Champa yang singgah di Kampung Laut dalam perjalanan ke Demak di pulau Jawa pada awal abad ke-16.

Malahan ada sebuah hikayat Cham yang bertajuk Nai Mai Mang Makah (Puteri dari [Serambi] Mekah) yang meriwayatkan tentang seorang puteri diraja Kelantan (Serambi Mekah) yang datang ke Champa untuk mengajak seorang Raja Champa kepada Islam.
Garisan Zaman ('Timeline') Champa

Abad ke-2M = Lin Yi wujud sebagai Negara Kaum Cham di bawah pemerintahan Sri Mara.

Abad ke-3M = Kerajaan Lin Yi (L�m-Âp) dicatat dalam Sejarah China. Lin Yi menyerang Viet Nam and China Selatan pada tahun 248.

Abad ke-5M = Penyatuan lima wilayah Cham iaitu Indrapura (Lin Yi), Amravati (Quang Nam), Vijaya (Binh Dinh), Kauthara (Nha Trang) dan Panduranga (Phan Rang) sebagai Negara Champa di bawah pemerintahan Raja Bhadravarman I.

543 = Champa menyerang Viet Nam tetapi telah dikalahkan oleh Pham Tu, Panglima kepada Raja Ly Bon.

982 = Tentera Ðai Viet di bawah Ly Thuong Kiet menyerang dan mengundurkan sempadan Champa sehingga ke selatan Hoanh Son (Thanh Hoa)

1069 Raja Ly Thanh Tong mengepalai serangan Ðai Viet ke atas Champa; menjarah Vijaya dan menahan Raja Rudravarman III (Che Cu) sebagai tebusan untuk penukaran tiga wilayah iaitu Dia Ly, Ma Linh dan Bo Chanh (kini dikenali sebagai Quang Binh dan Quang Tri)

1307 = Puteri Vietnam Huyen Tran berkahwin dengan Raja Jaya Sinhavarman III (Che M�n), dan sebagai 'dowry' telah diserahkan dua wilayah iaitu O dan Ly.

1370 = Raja Che Bong Ng� berkali-kali menyerang dan menjarah Thang Long (Ha Noi). Che Bong Ng� mati dibunuh dalam peperangan yang lain pada 1382.

1402 = Ðai Viet menyerang Champa. Ho Quy Ly memaksa Raja Campadhiraya untuk menyerahkan Indrapura (Quang Nam) dan wilayah Amaravati (Champa Utara) kepada Ðai Viet.

1471 = Tentera Ðai Viet dibawah pimpinan Raja Le Thanh Tong menawan dan menghancurkan Vijaya. Ðai Viet menduduki kawasan yang baru dirampas ini dan menjadikan kawasannya jajahan baru sebagai wilayah Thang Hoa, Tu Nghia dan Hoai Nhon.

1578 = Panglima Nguyen Hoang merampas kawasan Champa di Phu Yen.

1611 = Champa menyerang Ðai Viet dalam usahanya untuk merebut kembali Binh-Dinh, tetapi gagal.

1653 = Champa melancarkan serangan ke atas Ðai Viet sekali lagi dan gagal. Batasan sempadan selatan Ðai Viet meluas sehingga ke Cam-Ranh.

1653 = Panglima Nguyen Phuc Tan menawan wilayah Kauthara dan membesarkan sempadan Ðai Viet ke selatan sehingga ke Cam Ranh.

1692 = Panglima Nguyen Phuc Chu merampas wilayah saki baki Champa yang lain dan menjadikan mereka sebagai wilayah jajahan dalam Tran Thuan Thanh.

1832 = Raja Ðai Viet, Minh-Menh menjatuhkan Raja Champa yang dilantik oleh Ðai Viet dan ini menandakan pengakhiran kepada Champa sebagai satu wilayah khusus untuk orang Cham.

1833 - 1834 = Pemberontakan Katip (Khatib) Sumat (seorang Muslim) untuk merampas kembali wilayah Champa dari Ðai Viet tetapi gagal.

1834 - 1835 = Pemberontakan Khatib Ja Thak Va (juga seorang Muslim tetapi bermazhab Syi'ah) untuk menyambung perjuangan Katip Sumat menentang Ðai Viet. Juga gagal.

Setelah membaca laporan ini, sedikit sebanyak Sudin tahulah juga hubungan dan kaitan batu bersurat di Pengkalan Kempas Negeri Sembilan itu. Ada tertera padanya kalimat bismillah ir rahman ir rahim dalam tulisan Jawi, juga ada tulisan Pali atau Kawi, seiras dengan tulisan-tulisan di surat-surat raja-raja Champa.

Ariya Muk thruh Palei




























 
Ni kambuan muk thruh palei
Ndom blaoh kakei pieh ka anâk
Anâk peng amaik akhan
Ka dom phuel jalan ngap mbeng anguei
Hader ndaom kambuan baik mây
Ngap mbeng anguei threm bimbul
Inâ pieh dom phuel
Anâk saong kamuen peng baik bijip
Inâ pieh dom kadha
Drep o mada pieh ka mây
Mâyah hu kambuen di drei

Hagait duh ra brei drep mây mâcai
Juai klak kambuen juai nai
Ngap tuei hatai drep oh kandaong
Mâyah peng kambuan drep thraong
Nan mâng kandaong drep daok saong mây
Kandaong drep kayua kamei
Di rim harei jreng aiek bibiak
Drep ar halun halak
Gleng aiek bibiak juai brei karang
.
. . .
Juai tey hey klak caik
Tel blaoh ra klaik likuk drei ra klao
Blaoh drep jak gep nao
Drei lac ra klao bilei patat
Mâduh nyu kathaot kayua o ligaih
Mâduh nyu kathaot raong raih
Anguei o ligaih laik saong tho
Kayua nyu chap hatem lo
Hajieng nyu o njep saong urang
Ginaong mai mây ngap jraoh
Lithung thaok blaoh o mâk ramik
Hajieng nyu tian tachep
Yua nyu o njep mây saong kamuen
Khik rabicen mbuen biak
Di dunya rak lo mâng ra klao
Li-i saong cangua
Tapei blaoh ba mâk mai ramik
Haluw juai klak baoh
Cangua juai tataoh ging juai paper
Libik krung ging tanâk

Juai brei manuk prah per habuw
.
. . .
Kambuen puec mâng dahluw
Mâyah per habau lai jua abih
Kayua nyu ramik biak lo
Hajieng mâng nyu hu mâh pariak
Dayep ngan krâh malem
Juai phap hatem tuk abiléh
Mâyah kathaot rambah jang hu thei mbeng
Amel hai di pabah mbeng sang
Pabah mbeng sang mây juai padei
Adat drei jieng kamei
Mây juai padei biak praong pakar
Panuec amaik ndom akhan
Mâyah khing peng mâng njep kumei
Adat saong cambat khing mâgru

Mâgru khing ka thuw mâng nyu ligaih
Anâk ndaom pa-abih
Nan mâng ligaih njep saong urang
.
. . .
Adat drei jieng kumei
Puec kheng ndei chuk di adat
Mâyah mây khing puec
Thuw kanda huec mâng urang mayaom
Mây kanda hai di tian
Gep gen urang oh ndom bilei
Anâk saong kamuen nao mai
Mâyah khing mâyai khim klao dahluw
Nan gheh ra lac sunuw
Khim klao dahluw blaoh ndom hadei
Cek muk Po Inâ

Juai mây mâgru threm puec bilei
Adat drei jieng kamei
Juai mây bilei saong duah mâyai
Nan jeh kumei saiysu
Ra puec jhak hu mây lac mâluw
Blek bleng ra thuw daok hagait ka mây
Mâhit jhak tel Inâ
Mâhit bak tangi lo hadei
.
. . .
Khik rabijen drei biak
Di dunya urak ra klao bilei
Dayep mây daok di sang
Nan urang lac hu kambuen
Anâk threm hakak threm duen
Mâng njep kambuen mây daok dara

Mâyah khing ngap gruk hit
Threm bitanat threm bipagheh
Mây duah urang jak gheh
Mâgru ndaom pieh tel hu pathang
Mâgru baik di urang
Tel hu pathang mây juai camâkaoh
Hajieng juai brei camâkaoh
Chuk mai ra paoh blaoh ra pakaik
Ra puec blaoh ra pakaik
Ratil rataih mai tel amaik amâ
Drei ngap anâk baik bithruk
Mâluw hai di urang
Mây saong pathang ngap biligaih
.
. . .
Anâk mây saong pathang

Juai brei karang aia saong lithei
Adat drei jieng kumei
Di rim harei bhuktik pathang
Ramik drep drei di sang
Juai brei karang ikan saong njem
Gleng aiek lingiw tel dalem
Padai di rateng gleng aiek bibiak
Ramik drep ar di sang
Mây juai pachang truai tel dalem
Nda ka urang tuei gleng
Ra thuw ap bhap krung drei ramik
Mâda blaoh tel ra klaik
Kathaot raong raih ra klao bilei
Ra yap mây kayua kaya
Mây hu mâda drep ra kieng duah
Anâk mâk paluic Inâ

Kathaot ken lo mboh di mâta
.
. . .
Kathaot ngap mbeng bibiak
Kathaot juai cuak threm dua mâyai
Kahra ngap mbeng harei
Mâtak Po brei bidreh urang
Anâ peng amaik akhan
Mây saong pathang juai ngap mâsak
Anâk mây saong pathang
Juai peng urang chuk di adat
Kajap laiy kayua kanduel
Hadah mbaok kamuen kayua hu pathang
Danaok daok di rim harei
Pathang saong drei juai brei limuk
Daok pok caik jieng gru
Nan mâng hu njep tho kambuen

Mâyah pathang nao glai
Daok di sang juai brei karang gruk kamei
Jala mai glaong aia harei
Tanâk lithei blaoh mây habai
Anâk juai alah hatai
Pathang mai mâng glai mây pok lithei
.
. . .
Mbaok mây juai ma-ih
Hatai juai camârih puec saong pathang
Hala cih panâng thraong
Pakao mban tanan jeh ra anit
Pathang puec padeh daok peng
Chuk urang ndom juai tok ginaong
pathang puec mây juai tok
Aân di phik siam hatai kamei
Adat urang jieng likei

Ra puec ngaok kumei mây juai mathao
Ra puec mây juai mathao
Nan jeh ra mâtuaw klaoh tian saong drei
Anâk huec hai di pathang
Ra duah drei hapak jang kayua pathang
Nan mâng urang deng khing tanyi
Kumei halei palue pathang
Nan jeh ra __?__ nyu thuw ka drei
.
. . .
Nyu puec blaoh nyu khria
__?__ dom mâda tuah nyu pablei
Nyu puec blaoh palue
Sap nyu pablei taom di anak
Anâk puec tuei tapak
Bireng khing ngap juai brei alah
Pathang ew nao bidrah
Mây juai kamlah wek juai kumei
Pathang puec mây juai kamlah
Kumei kheng pabah chuk di adat
Adat drei jieng kumei
Ginaong rak ndei ciip ka ra klao
Ra puec mây juai mâthao
Ra ba paklao njep mâh tamuh
Siam tian taleng aia mbaok
Nan jeh ra daok that saong drei
Praong mbaok payua pathang
Nan mâng ka urang yap mây kaya
Mâgru threm pa-abih
Pathang krâh ndih juai juak kateng

Mâyah mây juak kateng
Padai di rateng per nao abih
Nik ndih bihu libik
Rami ramik bah tul pater
Bah tul pater mbiah
Juai paranah super mâta
Dayep ngan krâh malem
Mây juai hatem chap di anih
Mâyah hatem di anih
Nan jeh abih tuah tabiak
Sumu saong kayuw saong jaoh
Libuh gen craoh ralo drei tapa
Nan dreh urang kanda
Abaoh kadha li-uen sap di anih
Khria baik bisiam
Mây saong pathang ngap mbeng bibiak

Daok gheh saong urang lo ra mâyaom
Pathang nao duah mârai
Jien saong padai mây khik ramik
Adat kumei gheh di khik
Juai brei lihik karang drep di sang
Sanâng hai karang duah ken
Mây thuw damân gleng aiek bibiak
Anâk saong amaik bicen
Haber ka urang klaoh tian di drei
.
. . .
Peng blaoh anguei baik
Kambuan ni amaik tuek caik di sang
Hadiep saong pathang
Tajuh apakar peng baik tani


Vocabulary:
phuel = hasil / profit
mây = Chinese; amoi
bijip = seluruh / overall, the whole
mâcai = banyak / many
thraong, sraong = berkat / bless
jreng = menumpu / focus
camâkaoh = main2 / not serious
bibiak = sungguh2 / seriously
lithung, lisung = lesung / mortar
rabijen = diri sendiri / oneself
tanat = pakar / expert
bithruk = taat(Arab) / obey
pakar = perkara / thing
cuak = nakal / naughty
limuk = meluat / disgust
bhuktik = bakti / serve
that, sat = segar / fresh
tuek, wak = tulis / write

Tuei :http://my.opera.com/vanikan ngan http://naipaleikaohkabuak.blogspot.com

About me(2)


About me
My name: Mohamad Mansour Bin Abdul Halim
My nick name: Putra Champa
Date of birth: august, 8th, 1988
Place of birth : Angiang province, Vietnam (Azhar- Chaugiang village)
My hometown: Champa kingdom ( the center park of Vietnam today)
Education: Hongbang university of foreign language (Asia language)
Material status: single
Contact me : putrachampa@yahoo.com

Halin

Angan: Mohamad Mansour Bin Abdul Halim
Angan karei: Putra Champa
Thun ndih tapuei: harei 8, balan 8, thun 1988
Labik ndih tapuei: bal Angiang, nagar Vietnam (plei Azhar- Chaugiang)
Plei nagar éng: Campa nagara ( pasak nagar Vietnam marei ini)
Bac da-a: sang bac praong Hongbang gah bahsa aia langiew ( bahsa Asia)
Rueng magwom: daok dam
Tabwak halin tuei: putrachampa@yahoo.com