Rup halin ( about me)

Ảnh của tôi
Dalam tanâh Yuen hu anâk Cam saong nagar Cam

Sang/Home

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Nhà ở của người Chăm


Người Chăm có trên 8 vạn người, cư trú ở các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Phan Rang, An Giang, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng bào có một số nhóm địa phương như nhóm Chăm H’roi ở Phú Khánh, nhóm Chăm Pôông ở Bắc Bình…
Người Chăm có hai tôn giáo chính: Bà la môn và Bà ni ( hồi giáo bản địa hoá) và Chăm Hồi giáo (islam) ở An Giang và một bộ phận Chăm ở Ninh Thuận. Đặc điểm tôn giáo này đã tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt trong văn hoá tộc người Chăm ở Việt Nam .
Người Chăm ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận sống thành từng làng, mỗi làng có khoảng 100 gia đình sống quần tụ theo dòng tộc. Những gia đình người Chăm có nhiều thế hệ sống chung trong một khuôn viên lớn, trong đó có nhiều gia đình nhỏ. Xung quanh khuôn viên có tường bao bọc, cổng quay về hướng Nam hay Tây Nam. Nhà ở được xây cất theo một trật tự nhất định gồm: Nhà khách, nhà của cha mẹ, nhà của những người con chưa lập gia đình, nhà của những người con gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục. Nhà chính là nhà cuối cùng dành cho cô út cưới chồng và thừa kế.
Nhà cửa của người Chăm ở An Giang là loại nhà sàn làm bằng gỗ, mái lợp ngói. Gầm sàn rất cao để tránh mùa nước nổi. Nhà thường quay xuống sông, kinh, rạch hoặc quay ra lộ đường cái, nhà làm 4 mái, có hiên trước, hiên sau và có hai cầu thang lên xuống hiên thường rộng từ 2 – 3m và dài từ 11 – 12 m, chiều ngang nhà là 5 – 6m. Nhà có 2 cầu thang, cầu thang ở phía trước nhà, rộng 1m, có 9 - 11 bậc tuỳ thuộc vào chiều cao của gầm nhà sàn. Cầu thang phía sau nhà dành cho phụ nữ đi lại.
Mặt bằng sinh họat nhà người Chăm ISlam ở An Giang gồm có một hành lang hiên phía trước nhà rộng 2m, dài 5m, làm nơi để khung dệt vải khi mùa nước nổi; một hành lang ở hiên sau nhà, dùng để nông cụ, nhốt gà vịt khi mùa nước nổi và đặt bếp
Trong nhà có không gian 2x5m, dành tiếp khách và làm nơi ngủ của nam giới, buồng của các cô gái được ngăn riêng, tạo thành lối hành lang chung ở giữa nhà. Trong nhà còn có một góc sàn thưa, để tắm rửa cho người chết và niệm trước khi đem đi chôn cất.

9 nhận xét:

  1. Gửi Anh

    Tôi là một kiến trúc sư rất quan tâm đến kiến trúc đặc thù về nhà ở của dân tộc Chăm nhất là Chăm H'roi ở Bình Định và Phú Yên. Anh có tài liệu gì liên quan có thể chia sẻ với tôi được không.
    Xin chân thành cám ơn!
    email của tôi lehuutruc@gmail.com
    đt 0904184851

    Trả lờiXóa
  2. anh có tài liệu về nhà của người chăm không, gửi cho em với, em đang làm nghiên cứu về đề tài này
    mail: hongson162@gmail.com

    Trả lờiXóa
  3. Em là người rất quan tâm đến kiến trúc nhà người chăm, tập tục, cuộc sống, vui lòng chia sẽ giùm em hoangviet201@gmail.com nhe

    Trả lờiXóa
  4. Em hiện đang nghiên cứu về nhà Chăm ở Bình Định, Phú Yên nhưng vẫn không tìm thấy. Không biết anh có tài liệu liên quan không có thể cho em tham khảo được không.
    Nếu có anh giúp em nhé... Email của em: hoangnguyen.id06@gmail.com
    Em cám ơn :)

    Trả lờiXóa
  5. Chào anh. Em hiện đang nghiên cứu về kiến trúc nhà ở, văn hóa, phong tục người Chăm. Anh có thể chia sẻ cho em tài liệu liên quan được không ạ. Email của em: thuxuan1256@gmail.com. Em cám ơn

    Trả lờiXóa
  6. chào anh ạ, hiện em đang nghiên cứu về người Chăm Islam ở An giang, a có tài liệu cho em tham khảo với nhé, em cám ơn ạ. email của em: phamvyy@gmail.com

    Trả lờiXóa
  7. chào anh ạ, hiện em đang nghiên cứu về nghề dệt thổ cẩm người Chăm Islam ở An giang, a có tài liệu cho em tham khảo với nhé, em cám ơn ạ. email của em: vokieuk15@gmail.com

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Em chào anh! Em đang đang tìm tài liệu về người Chăm ở An Giang và Nình Thuận - Bình Thuận để học tập. Anh có thể cho em xin tài liệu để tham khảo được không ạ? Email của em: nguyenhanhani99@gmail.com
    Em cảm ơn anh!

    Trả lờiXóa