Toàn huyện Châu Thành hiện có 156 hộ với 861 nhân khẩu người dân tộc Chăm, sống tập trung ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh.
Nhiều chính sách Khuyến nông, Khuyến công cũng được triển khai, giúp các hộ dân tộc Chăm ăn nên làm ra và dần bắt kịp với đời sống người Kinh. Các hộ gia đình còn lại từ nguồn vốn vay đã trang bị phương tiện, hàng hóa cho những chuyến buôn bán xa hằng tháng trời. Ngoài ra, cả ấp có hơn 20 gia đình làm kinh tế bằng hình thức chăn nuôi bò. Nhà nào ít thì nuôi 4 con, nhiều thì 6-8 con, giáp năm bán mỗi đôi bò cũng lời được gần chục triệu đồng. Nhờ vậy, họ đã có đủ tiền trang trải cuộc sống, cất nhà khang trang, kiên cố, mua sắm vật dụng gia đình không thua kém gì người Kinh. Ông Re nhớ lại, năm 2003, cả ấp chỉ có 3 gia đình cất nhà tường, giờ đây hàng chục ngôi nhà khang trang mọc lên, làm thay đổi hoàn toàn diện mạo làng Chăm. Điện, nước sạch cũng đã kéo về; trường học, cầu, đường được chính quyền địa phương quan tâm xây dựng. Ông Bu – ta – lấp, một hộ người Chăm ở Vĩnh Hòa chia sẻ: “Đời sống của gia đình tôi và người dân ấp đã thay đổi nhiều cũng nhờ vào sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền từ xã, huyện đến tỉnh. Trước đây, gia đình tôi khó khăn lắm. Nhờ Nhà nước cho vay vốn mua bò chăn nuôi, dần dần gia đình đã thoát nghèo. Đứa con út cũng đang học tiểu học, cố gắng biết cái chữ để cuộc sống sau này tốt hơn”.
Trình độ dân trí của đồng bào cũng có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây đa phần người Chăm không biết chữ Kinh thì giờ đây con em họ đã được đến trường, vừa học tiếng Kinh vừa học tiếng Chăm. Tỷ lệ bỏ học giữa chừng cũng giảm hẳn, nhờ sự vận động của chính quyền địa phương và nhà trường. Một số gia đình quyết tâm cho con em ăn học thành tài, và ấp Vĩnh Hòa đã bắt đầu xuất hiện… sinh viên đại học.
Ngoài ra, cùng với người Kinh, cộng đồng dân tộc Chăm luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, 100% hộ gia đình treo ảnh Bác trang trọng trong nhà, 80% đạt gia đình văn hóa. Các hoạt động văn hóa – văn nghệ – thể dục thể thao được đẩy mạnh… Đó là những tín hiệu vui, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nhân dân xã Vĩnh Hanh trong giai đoạn mới.
Bài, ảnh: GIA KHÁNH
Một góc nhà của đồng bào Chăm với đầy đủ tiện nghi.
Với nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh và trung ương, cùng sự nỗ lực của từng hộ gia đình, người dân tộc Chăm đã từng bước cải thiện tốt đời sống của mình qua việc cần cù chịu khó trong sản xuất, chăn nuôi…
Ông Trần Văn Dũng, cán bộ Văn phòng UBND xã Vĩnh Hanh cho biết: “Kinh tế người dân tộc Chăm phát triển hơn trước, do họ chuyển đổi ngành nghề từ làm ruộng sang buôn bán. Hiện tại khoảng 80% người dân buôn bán nhỏ (bếp gas, vải…) và chăn nuôi bò, chỉ khoảng 20% tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Số hộ nghèo cũng đã giảm dần: Năm 2008 có 21 hộ, năm 2009 còn 13 hộ,… Những ngày lễ hội, người dân cũng đã có điều kiện sắm sửa quần áo mới tươm tất, đẹp hơn”.
Ông Phạm Thành Re, Trưởng ban Mặt trận ấp Vĩnh Hòa cho biết, trước năm 1990, cuộc sống người dân tộc Chăm rất khó khăn. Đa số sản xuất nông nghiệp, tuy đất canh tác nhiều nhưng họ không nắm vững kỹ thuật, lại gặp dịch bệnh, thiên tai phá hại mùa màng... nên đời sống luôn gặp nhiều khó khăn. Qua đó nhiều chính sách, đề án của các ngành chức năng đã thực sự vực dậy đời sống của các hộ nghèo có điều kiện vươn lên. Trong đó, Đề án 25 của UBND tỉnh hỗ trợ cho 28 hộ người dân tộc với tổng kinh phí 232 triệu đồng; Đề án 134 xét cất nhà cho 18 hộ, với tổng kinh phí trên 200 triệu đồng… Các cấp chính quyền cũng thường xuyên quan tâm thăm hỏi và tặng quà đối với các gia đình tôn giáo, dân tộc tiêu biểu nhân các dịp lễ, Tết, hỗ trợ và tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Ngoài việc cho vay vốn sản xuất, người dân còn được hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm để chuyển đổi ngành nghề thích hợp.
Đời sống vật chất của đồng bào Chăm có nhiều thay đổi đáng kể.
Nhiều chính sách Khuyến nông, Khuyến công cũng được triển khai, giúp các hộ dân tộc Chăm ăn nên làm ra và dần bắt kịp với đời sống người Kinh. Các hộ gia đình còn lại từ nguồn vốn vay đã trang bị phương tiện, hàng hóa cho những chuyến buôn bán xa hằng tháng trời. Ngoài ra, cả ấp có hơn 20 gia đình làm kinh tế bằng hình thức chăn nuôi bò. Nhà nào ít thì nuôi 4 con, nhiều thì 6-8 con, giáp năm bán mỗi đôi bò cũng lời được gần chục triệu đồng. Nhờ vậy, họ đã có đủ tiền trang trải cuộc sống, cất nhà khang trang, kiên cố, mua sắm vật dụng gia đình không thua kém gì người Kinh. Ông Re nhớ lại, năm 2003, cả ấp chỉ có 3 gia đình cất nhà tường, giờ đây hàng chục ngôi nhà khang trang mọc lên, làm thay đổi hoàn toàn diện mạo làng Chăm. Điện, nước sạch cũng đã kéo về; trường học, cầu, đường được chính quyền địa phương quan tâm xây dựng. Ông Bu – ta – lấp, một hộ người Chăm ở Vĩnh Hòa chia sẻ: “Đời sống của gia đình tôi và người dân ấp đã thay đổi nhiều cũng nhờ vào sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền từ xã, huyện đến tỉnh. Trước đây, gia đình tôi khó khăn lắm. Nhờ Nhà nước cho vay vốn mua bò chăn nuôi, dần dần gia đình đã thoát nghèo. Đứa con út cũng đang học tiểu học, cố gắng biết cái chữ để cuộc sống sau này tốt hơn”.
Trình độ dân trí của đồng bào cũng có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây đa phần người Chăm không biết chữ Kinh thì giờ đây con em họ đã được đến trường, vừa học tiếng Kinh vừa học tiếng Chăm. Tỷ lệ bỏ học giữa chừng cũng giảm hẳn, nhờ sự vận động của chính quyền địa phương và nhà trường. Một số gia đình quyết tâm cho con em ăn học thành tài, và ấp Vĩnh Hòa đã bắt đầu xuất hiện… sinh viên đại học.
Ngoài ra, cùng với người Kinh, cộng đồng dân tộc Chăm luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, 100% hộ gia đình treo ảnh Bác trang trọng trong nhà, 80% đạt gia đình văn hóa. Các hoạt động văn hóa – văn nghệ – thể dục thể thao được đẩy mạnh… Đó là những tín hiệu vui, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nhân dân xã Vĩnh Hanh trong giai đoạn mới.
Bài, ảnh: GIA KHÁNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét