Đứng trên phương diện văn hóa, Katê là một lễ hội của người Chăm Ahier, nhưng lễ hội này đã trở thành một di sản văn hóa của toàn thể dân tộc Champa. Và lễ Katê này có giá trị văn hóa tương ứng với các lễ hội khác của vương quốc Champa như lễ Ramavan, Rija Nagar, Suk Ayeng, v.v... hay một số lễ của Chăm Islam (Hồi Giáo chính thống).
Putra Champa
Theo quan điểm của tôi, bảo tồn truyền thống lễ hội Katê, Ramavan, Rija Nagar, Suk Ayeng, v.v... không phải chúng ta tin vào thần thánh, nhưng là bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Chăm Ahier và người Chăm Awal.
Katê hôm nay đã trở thành một trong lễ hội truyền thống của Champa, cũng như các lễ hội khác của dân tộc Chăm Bani, dân tộc Raglai, Churu, Radhe, Jarai, v.v... Tất cả các lễ hội này là yếu tố cấu tạo thành nền văn minh Champa. Chúng ta phải tự hào là chúng ta có một nền văn minh rất đa dạng và đa hình thức.
Dân tộc Champa là dân tộc đa tôn giáo. Nhưng không vì tín ngưỡng riêng biệt của mình mà chúng ta lại phủ nhận những yếu tố văn hóa Champa không liên hệ đến tôn giáo của chúng ta được. Vì rằng, tôn giáo thuộc lòng tin thiêng liêng của cá nhân; Văn hóa và lịch sử thuộc lòng tin thiêng liêng tập thể của một dân tộc. Chúng ta có thể tin và tự hào về bất cứ một tôn giáo hay một tín ngưỡng nào, nhưng chúng ta không thể phủ nhận mình là dân tộc Champa.
Văn hóa là linh hồn của một dân tộc. Mất văn hóa có nghĩa là mất tính dân tộc. Tìm hiểu về văn hóa của dân tộc là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân Champa. Hiểu và thực hiện đúng ý nghĩa và giá trị văn hóa Champa cũng là một nghĩa vụ nhằm góp phần chứng minh rằng dân tộc Champa chúng ta có một nền văn hóa và văn minh riêng biệt.
Yếu tố văn hóa của dân tộc là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nó phản ảnh trực tiếp giữa quá khứ và hiện tại, giữa xưa và nay. Không vì Champa vong quốc mà ai cũng muốn định nghĩa Katê theo quan điểm riêng tư của mình, dựa trên chủ thuyết tôn giáo của mình hay dựa theo những dòng ý thức vô cơ sở khoa học được.
Cuối cùng chúng ta không thể quên câu châm ngôn mà các bậc tiền nhân chúng ta để lại đó là : “Ia hu halau, kayau hu gha” (nước có nguồn, cây có cội). Chúng ta hãy nhận diện Katê một cách đúng đắn hơn để từ đó chúng ta cùng nhau góp sức để đưa lễ hội Katê cũng như các lễ hội khác tìm về với cội nguồn, gốc rễ, đưa các lễ hội này về đúng vị trí trong một ngôi vườn văn hóa Champa. Một ngôi vườn với ngàn hương trăm sắc đẹp hơn một ngôi vườn chỉ có một loài hoa.
Putra Champa
Putra Champa
Theo quan điểm của tôi, bảo tồn truyền thống lễ hội Katê, Ramavan, Rija Nagar, Suk Ayeng, v.v... không phải chúng ta tin vào thần thánh, nhưng là bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Chăm Ahier và người Chăm Awal.
Katê hôm nay đã trở thành một trong lễ hội truyền thống của Champa, cũng như các lễ hội khác của dân tộc Chăm Bani, dân tộc Raglai, Churu, Radhe, Jarai, v.v... Tất cả các lễ hội này là yếu tố cấu tạo thành nền văn minh Champa. Chúng ta phải tự hào là chúng ta có một nền văn minh rất đa dạng và đa hình thức.
Dân tộc Champa là dân tộc đa tôn giáo. Nhưng không vì tín ngưỡng riêng biệt của mình mà chúng ta lại phủ nhận những yếu tố văn hóa Champa không liên hệ đến tôn giáo của chúng ta được. Vì rằng, tôn giáo thuộc lòng tin thiêng liêng của cá nhân; Văn hóa và lịch sử thuộc lòng tin thiêng liêng tập thể của một dân tộc. Chúng ta có thể tin và tự hào về bất cứ một tôn giáo hay một tín ngưỡng nào, nhưng chúng ta không thể phủ nhận mình là dân tộc Champa.
Văn hóa là linh hồn của một dân tộc. Mất văn hóa có nghĩa là mất tính dân tộc. Tìm hiểu về văn hóa của dân tộc là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân Champa. Hiểu và thực hiện đúng ý nghĩa và giá trị văn hóa Champa cũng là một nghĩa vụ nhằm góp phần chứng minh rằng dân tộc Champa chúng ta có một nền văn hóa và văn minh riêng biệt.
Yếu tố văn hóa của dân tộc là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nó phản ảnh trực tiếp giữa quá khứ và hiện tại, giữa xưa và nay. Không vì Champa vong quốc mà ai cũng muốn định nghĩa Katê theo quan điểm riêng tư của mình, dựa trên chủ thuyết tôn giáo của mình hay dựa theo những dòng ý thức vô cơ sở khoa học được.
Cuối cùng chúng ta không thể quên câu châm ngôn mà các bậc tiền nhân chúng ta để lại đó là : “Ia hu halau, kayau hu gha” (nước có nguồn, cây có cội). Chúng ta hãy nhận diện Katê một cách đúng đắn hơn để từ đó chúng ta cùng nhau góp sức để đưa lễ hội Katê cũng như các lễ hội khác tìm về với cội nguồn, gốc rễ, đưa các lễ hội này về đúng vị trí trong một ngôi vườn văn hóa Champa. Một ngôi vườn với ngàn hương trăm sắc đẹp hơn một ngôi vườn chỉ có một loài hoa.
Putra Champa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét