Rup halin ( about me)

Ảnh của tôi
Dalam tanâh Yuen hu anâk Cam saong nagar Cam

Sang/Home

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Người Chăm Châu Đốc



Một trong những dân tộc khác góp phần không nhỏ vào nền văn hóa phong phú của miền tây là người Chăm, còn có tên gọi khác là Chàm, Chà, Mã Lai, Java Kur... cư trú chủ yếu ở thành phố Hố Chí Minh và An Giang.

Người Chăm ở An Giang có nguồn gốc từ Chăm Pandurangga ở miền Trung. Trong quá trình mở rộng đất nước và do các biến cố lịch sử, thế kỷ thứ 14 – 16 họ di dân qua Cam Pu Chia. Sau đó xuôi theo dòng Mê Kông vào miền Nam ở vào khảng thế kỉ 18. Tại Cam pu chia có Vùng đất Kong Pong Cham, tên gọi nghĩa là “đất trú chân của người Chăm”. Ngày nay, cộng đồng Chăm lớn nhất thế giới là vào khoảng giữa nửa triệu đến một triệu tại Campuchia, sau đó là cộng đồng tại Việt Nam với gần 80.000 người. Tại Châu Đốc, cộng đồng Chăm tập trung tại vùng Châu Giang.

                          Thánh đường Islam tại làng Châu giang
Đặc điểm người Chăm Châu Đốc – An Giang là theo Hồi Giáo, sống quần cư quanh các thánh đường tráng lệ. người Chăm Châu Đốc sống chủ yếu nhờ nghề cá, họ biết buôn bán. Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông.
Nhà cửa của người Chăm Việt Nam hầu như có rất ít đặc điểm giống nhà của các cư dân Malayô - Pôlinêxia nào khác. Nhà người Chăm ở An Giang có cách tổ chức mặt bằng sinh hoạt còn phảng phất cái hình đồ sộ của nhà thang yơ ở Bình Thuận. Riêng nhà người Chăm ở Châu Đốc: Khuôn viên của nhà Chăm Châu Đốc không còn nhiều nhà mà chỉ có nhà chính và nhà phụ kết hợp thành hình thước thợ. Chuồng trâu bò được làm xa nhà ở. Nhà ở là nhà sàn, chân rất cao để phòng ngập lụt. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt hoàn toàn khác với nhà ở Bình Thuận cũng như ở An Giang

                                         Nhà sàn truyền thống
Trang phục của người Chăm Châu Đốc cũng rất độc đáo. Vì cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy nam giới mặc váy ở nước ta với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng.
Trang phục nam: đàn ông quấn xà rông và đội mũ đạo hồi có thêu. Trang phục cổ truyền là chiếc váy và quần.
Trang phục nữ: Về cơ bản, phụ nữ Chăm thường đội khăn, hoặc phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu. Họ hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quàng từ đầu rồi phủ kín vai. Đôi khi còn có mạng che mặt còn (khăn Matr’a).

                                 Trang phục truyền thống nữ



                        Trang phục truyền thống nam
Âm nhạc của người Chăm Nam Bộ không có múa, không sử dụng bất kỳ nhạc khí nào ngoài bộ gõ : trống Thummạ, vốn là đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp Nam Á. Đôi bàn tay điêu luyện của người nhạc công vừa vỗ hai đầu trống để đệm cho người ca sĩ hát hoặc vừa tự đệm vừa hát. Tiếng trống biến ảo, tài tình có thể cất lên mọi tiết tấu âm nhạc. Những khúc ca của người Chăm bao giờ cũng viết bằng điệu thức thứ trầm lắng, như thánh lễ, dịu dàng.
Dòng sông Điên Điển
Hai nhánh nước
cánh tay trời vạm vỡ
Ru chàng trai Chăm
dựng miền Nam
Không đuổi giặc với thanh gươm
                            Mà mở đất với trống bina

1 nhận xét:

  1. http://vietbao.vn/Van-hoa/Noi-ay-Kakoi/40057537/181/
    http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=57537&ChannelID=10

    Bài này hay, bạn đọc chưa ?

    Trả lờiXóa