C
Rup halin ( about me)
Sang/Home
Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
PARIS TÔN VINH KHO TÀNG NGHỄ THUẬT ĐIÊU KHẮC CHAMPA
Có những vương quốc đã một thời vang tiếng về nghệ thuật điêu khắc, mà không ai có thể trù dập lòng luyến tiếc một giấc mơ không bao giờ mất đó là vương quốc Champa. Dựa theo tư liệu được tìm thấy khắc ghi trên bia đá, cũng như sử liệu Việt Nam và Trung Quốc viết về Champa cho biết vương quốc Champa được thành hình vào cuối thế kỷ thứ 2 sau công nguyên. Lãnh thổ vương quốc này trải rộng từ Tây Nguyên đến đồng bằng duyên hải thuộc miền Trung Việt Nam.
Ngoài nền văn minh đã có từ người dân bản địa ngay từ khi lập quốc vào năm 192, Champa còn ảnh hưởng hai nền văn minh Ấn Ðộ và Trung Hoa. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 4 tại kinh đô Simhapura (Thành Sư tử) ở Trà Kiệu (phía nam đèo Hải Vân) có dấu ấn nền văn minh Ấn Ðộ qua kiến trúc các đền đài bằng gạch, pho tượng bằng đá. Từ đó Trà Kiệu đã trở thành trung tâm đầu tiên truyền bá Bà La Môn giáo lẫn văn tự và ngôn ngữ Chăm. Trong khi đó phauat giáo đại thừa có thể truyền bá đến muộn hơn, nhưng không thể lấn át hệ phái Siva mà người dân coi như là quốc giáo.
Năm 1471, kinh đô Vijaya thất thủ bởi nam tiến của Ðại Việt, triều đình Champa dời kinh đô vào Panduranga (Phan Rang). Thánh địa Mỹ Sơn là những khu di tích đã từng là trung tâm sinh hoạt chính trị, văn hóa và tôn giáo của dân tộc Champa biị bỏ hoang không có chủ nhân chăm sóc. Sau hơn 4 thế kỷ chìm lấp trong rừng núi, mãi đến năm 1885, nhà khảo cổ học Pháp tình cờ phát hiện được các quần thể tháp ở Mỹ Sơn, Chiên Ðàn, Khương Mỹ, Bằng An, Quảng Nam-Ðà Nẳng) thì họ nghĩ ngay đến việc sưu tầm các tác phẩm điêu khắc mà trước đó dường như không ai lo việc bảo quản. Thời đó các tác phẩm điêu khắc được phát hiện đem về tập trung tại công viên thành phố Ðà Nẳng. Ðến năm 1898 Việnn Viễn Ðông Pháp tại Hà Nội phái nhân viên đến nghiên cứu.Sau đó được sự bảo trợ của Viện Viễn Ðông Pháp, bảo tàng điêu khắc Chăm tại Ðà Nẳng được khởi công xây dựng vào năm 1915.
Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam 1954, chiến tranh Nam-Bắc Việt Nam lại tái diễn, các di tích đồ sộ nằm ở khu vực Mỹ Sơn,Trà Kiệu, Ðồng Dương, Hương Quế, bị hàng loạt tấn bom của không lực Việt Nam Cộng Hòa tàn phá. Sự điên cuồng của chiến tranh, sự tàn nhẫn của thời gian đã làm cho di sản văn hóa Champa không có chỗ đứng.
Nghệ thuật điêu khắc Champa tại Viện bảo tàng Guimet
Do sự cổ động từ các đoàn thể khoa học Việt Nam lẫn quốc tế, năm 1990 mới được trường Viễn Ðông Pháp tiến trình hợp tác với Việt Nam để khôi phục và trùng tu nghệ thuật điêu khắc Chăm ở viện bảo tàng Ðà Nẳng và một số khu vực khác. Ðể tiếp nối phổ biến văn hóa và nghệ thuật Chăm đến với thế giới, việc triển lãm với chủ đề nằm trong chương trình hợp tác song phương giữa hai chính phủ Việt-Pháp kể từ năm 2002. Sau đó chinh phủ chọn Paris là nơi triển lãm Nghệ thuật điêu khắc Champa, được tổ chức tại Viện bảo tàng Guimet, tức viện bảo tàng quốc gia các nền nghệ thuật Á Ðông, từ 12-10-2005 đến 9-1-2006.
Hai đặc điểm quan trọng trong cuộc triển lãm nghệ thuật điêu khắc Champa tại Paris năm 2005, là bức thư ngõ của Jacque Chirac tổng thống Cộng Hòa Pháp và Trần Ðức Lương chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.Trong bức thư ngõ của tổng thống Pháp, ông Jacque Chirac cho rằng cuộc triển lãm về nghệ thuật Champa đã nói lên tinh thần tích cực của chính phủ Pháp trong tinh thần trao đổi văn hóa giữa hai chính phủ Pháp-Việt. Tổng thống cũng cho rằng các tác phẩm điêu khắc Champa đã trở thành một di sản nghệ thuật của Việt Nam. Những tác phẩm đó mang một giá trị nghệ thuật rất cao trong nền điêu khắc thuộc khu vực Ðông Nam Á. Cuộc triển lãm về Champa đã chứng minh một cách cụ thể nền văn minh cao độ của vương quốc champa thời cổ.
Trong bức thư ngõ của chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ông Trần Ðức Lương cho rằng triển lãm về nghệ thuật Champa tại Paris năm 2005 đã nói lên tinh thần hợp tác văn hóa thân thiện giữa hai nước Pháp-Việt.Cuộc triển lãm này, theo ông Trần Ðức Lương sẽ giúp cho quí khách tiếp thu thêm giá trị nghệ thuật điêu khắc Champa trãi qua hằng bao thế kỷ. Ngoài cuộc triển lãm về nghệ thuật, Viện bảo tàng Guimet cũng tổ chức nhiều buổi hội thảo tại Paris để bàn về những vấn đề liên quan đến văn hóa, lịch sử và nền văn minh Champa. Cũng cần thông tin rằng, cuộc triển lãm này có xuất bản một tác phẩm: Tresors d'art du Vietnam la sculpture du Champa Ve-XVe, Guimet musee national des Artes Asiatiques, 2005 (Kho tàng nghệ thuật Việt Nam :nền điêu khắc Champa từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 15, xuất bản Viện bảo tàng quốc gia Guimet các nền nghệ thuật Á Ðông, 2005).
Ðây là lần đầu tiên các tác phẩm điêu khắc Champa được rời Việt Nam đến Pháp. Du khách sẽ tìm thấy khu triển lãm gồm 96 bảo vật, trong đó có 48 cái đem từ Viện bảo tàng Ðà Nẳng, 7 cái từ Bảo quản di tích Mỹ Sơn, 14 cái từ Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam, 2 cái từ Viện bảo tàng Rietberg (Thụy Sĩ), 1 cái từ Viện bảo tàng Lyon, 24 cái ở Viện bảo tàng Guimet. Trong các bảo vật được trưng bày từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 15, trổi hơn hết là pho tượng nữ thần duyên dáng được coi là ; tượng thần gác cửa Dvarapala cũng không kém nổi bật đứng sừng sững và uy nghi (cao 2m, cuối thế kỷ 9 đến đầu thế kỷ 10, ở Ðồng Dương, Quảng Nam) ; các bức tượng thần linh tối cao Siva, Visnu, giữa Siva và Visnu người ta tìm thấy Siva chiếm ứu thế nhất trong nghệ thuật điêu khắc Champa. Ngoài ra còn có tượng Phật, sở dĩ có pho tượng Phật giáo ở rải rác trong khu vực Ðồng Dương, đã chứng minh rõ rệt phật giáo phát triển mạnh mẽ ở Champa từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 9, mà chính quyền Champa thời đó đã chú tâm rất nhiều đến công trình xây cất các đền đài Phật giáo. Trong suốt chiều dài của lịch sử, nền văn minh khó mà tránh được sự điêu tàn khi đã lên tới cực độ. Chính vì thế qua các công trình kiến trúc vay mượn từ nền văn minh Ấn Ðộ hoàn toàn bị sụp đổ cùng thời điểm vào cuối thế kỷ thứ 15 như: Mỹ Sơn (Champa), Angkor (Cao Miên), Borobudur (Nam Dương).
Những ấn tượng sâu sắc và mạnh mẽ tiềm tàng trong kho tàng nghệ thuật điêu khắc Champa, không ngớt lòng thôi thúc các nhà bảo quản Việt Nam đã và đang cổ động góp phần trùng tu và bảo tồn vô giá còn đầy bí ẩn chưa khai thác đúng mức
Dominique Nguyen
(Nguồn: Champaka)
"GIẾNG THẦN" THỜI CHĂM PA Ở KỲ ANH - HÀ TĨNH
Xung quanh 15 "giếng thần" thời Chăm Pa mới được phát hiện tại Hà Tĩnh, đã có không ít câu chuyện được người dân lưu truyền và đồn thổi. Thậm chí, nhiều người hiếu kỳ ở khắp nơi kéo về tìm hiểu thực hư. Đằng sau những "giếng thần" có điều gì bí ẩn?
Ông Hồ Bách Khoa, Phó phòng di sản, Sở VHTH&DL nhiều năm nghiên cứu về giếng Chăm Pa tại Hà Tĩnh nhận định: Những giếng Chăm Pa vừa phát hiện có niên đại xây dựng vào khoảng trước thế kỷ X. Các giếng đều hình vuông được ghép bằng đá cuội và đá phiến... Đến bây giờ, chúng tôi cũng chưa lý giải được tại sao giếng có mạch nước ngầm lớn như thế. Bên cạnh đó nước luôn trong xanh, mát ngọt tự nhiên và không bao giờ cạn. Đây là một điều bí ẩn cần phải nghiên cứu lâu dài mới lý giải được.
Hiện 15 giếng vừa phát hiện đều xây hình vuông, có một giếng đã sửa chữa lại hình tròn nhưng phía đáy vẫn hình vuông. Ngoài ra, trong kỹ thuật xây dựng giếng Chăm Pa, có một thắc mắc chưa lý giải được là những tấm gỗ lát phía dưới làm bằng gỗ gì? Dù đã trải qua hàng ngàn năm ngâm dưới nước nhưng gỗ vẫn còn nguyên vẹn. Hạn mấy cũng không cạn?
Một trong những bí ẩn mà cho đến giờ chưa có thể lý giải được, đó là tại sao hàng trăm năm qua, ở giếng thần, nguồn nước luôn trong xanh, rất ngọt. Dù độ sâu của giếng chỉ từ 2,5 đến 5m nhưng chưa một lần cạn?
Tất cả 15 giếng vừa phát hiện đều có một đặc điểm: Hầu hết các giếng đều nằm gần nguồn nước mặn nhưng nước luôn trong xanh, mát ngọt tự nhiên. Điều đáng nói là ở bên cạnh, giếng các hộ dân nhà nào cũng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Như giếng thời Chăm Pa ở làng Mai Lâm cách nguồn nước mặn chừng 50m. Giếng được ghép đá theo hình vuông, đường kính rộng 2,2m, phía dưới đáy được làm bằng khuông gỗ, bốn phía ghép bốn tấm gỗ cao 80cm dù có vào mùa đại hạn, cây cối khô héo, ao hồ sông suối, đồng ruộng nứt nẻ, giếng các hộ dân khô cạn, nhưng giếng thần Mai Lâm với độ sâu 3m nhưng chưa một lần bị cạn, cho dù mùa đại hạn đỉnh điểm, cả làng giếng sâu đến bao nhiêu mét đều cạn hết nước.
Giếng thời Chăm Pa ở làng Mai Lâm cách nguồn nước mặn chừng 50m, độ sâu 3m, giếng được gép đá theo hình vuông, đường kính rộng 2,2m, phía dưới đáy được làm bằng khuông gỗ, bốn phía gép bốn tấm gỗ cao 80cm, chiều rộng 1m nhưng không hề khô cạn, đây là một điều bí ẩn mà người đời xưa xây dựng.
Ông Lê Văn Trực (80 tuổi), ở làng Mai Lâm, người gần cả cuộc đời ăn nguồn nước từ giếng kể: Ngày trước mỗi lúc làng tổ chức vét giếng nhưng chưa một lần nào múc được cạn nước hết. Lúc thanh niên tôi được làng cử xuống giếng làm vệ sinh, gầu múc liên tục nhưng thấy bốn góc dưới giếng có bốn cái mạch nước chảy ra to lắm, múc bao nhiêu cũng không hết nước được. Sống đến chừng này tuổi rồi, tôi chứng kiến tất cả về giếng nhưng không một ai trong làng kể lại hay lý giải được tại sao người xưa lại chọn địa điểm đào giếng mà nước không bao giờ cạn.
Tất cả 15 giếng được phát hiện tại Hà Tĩnh đều có một đặc điểm là sâu vài ba mét nhưng nước luôn trong xanh và mát ngọt tự nhiên, hầu hết các giếng đều nằm gần nguồn nước mặn. Nơi cửa sông, cửa biển có tàu ra vào nhiều và cả vùng sống quanh giếng thần không bao giờ cạn nước nhưng khi đào giếng nhà nào cũng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
"Giếng thần" từ bao đời nay được người dân sử dụng hàng ngày trong cuộc sống. Hiện 15 giếng thì có 5 giếng nằm trong nhà của 5 hộ dân và được họ sử dụng phục vụ sinh hoạt gia đình, vào mùa hạn hán những giếng này cả làng kéo nhau đến lấy nước về sinh hoạt.
Tại xóm Tân Giang, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, có hai giếng thần, một giếng nay được người ta sửa chữa và xem đó là báo vật quý của làng nay người dân không còn sử dụng hàng ngày nhưng nước luôn trong xanh. Còn một giếng sâu gần 3m nằm trong nhà của ông Mai Văn Phong. Giếng cách nguồn nước mặn chừng 70m, trong vùng ai đào giếng khi có nước điều bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Tất cả giếng trong vùng chưa đền mùa hè đã cạn nhưng giếng thần tại nhà ông Phong đang sử dụng luôn thừa nước.
Bà Lê Thị Lan vợ ông Phong nói: "Lạ lắm chú ơi! Cả vùng vào mùa hè các giếng ở đây đều cạn hết nhưng giếng nhà tôi không bao giờ cạn, dù đặt máy bơm, bơm cả ngày lẫn đêm cũng không cạn. Vùng này do nước nhiễm phèn, nhiễm mặn khônh ăn được nên nhà nào cũng phải xây mấy cái bể để hứng nước mưa phục vụ ăn uống chứ ăn nước giếng đào không ăn được rứa mà giếng nhà tôi thì không bị gì hết, nấu nước chè rất ngon, nấu cơm, thức ăn không bị gì cả".
Không thể lý giải nổi "giếng thần"
Điều kỳ lạ cho đến ngày hôm nay là những cư dân sống xung quanh "giếng thần" vẫn sử dụng nguồn nước phục vụ cuộc sống gia đình, vì nước ở giếng rất trong sạch. Phải chăng điều này thể hiện kỹ thuật chọn long mạch và sự am hiểu về luật phong thuỷ khi người Chăm Pa đào và xây dựng những giếng này?
Đến bây giờ nhiều người luôn thắc mắc một điều, tại sao người xưa có kỹ thuật chọn địa điểm xây giếng có nguồn nước ngầm nhiều và trong xanh, mát ngọt không bao giờ cạn?. Đây những câu hỏi mà từ bậc cao niên trong làng cho đến nhiều nhà nghiên cứu về đây khảo sát nhưng chưa có lời giả đáp chính xác về những bí ẩn của "giếng thần".
Theo ông Hồ Bách Khoa, Phó phòng di sản, Sở VHTT&DL Hà Tĩnh tâm sự: Mạch nước, kỹ thuật xây dựng của người Chăm Pa đến nay đã hàng ngàn năm rồi nhưng đến thời điểm này chưa có một nhà nghiên cứu nào lý giải được điều đó, đây là một điều bí ẩn về kỹ thuật xây giếng của người xưa.
Trải bao biến cố thăng trầm lịch sử và quá trình sử dụng, người dân đã có gia cố, tu bổ nhưng kết cấu, chất liệu vẫn không thay đổi. Xã hội ngày một có nhiều bước phát triển, nguồn nước sinh hoạt được thay thế từ nước giếng sang nước máy nhưng có nhiều người dân luôn trung thành sử dụng nước "giếng thần" phục vụ cuộc sống hàng ngày.
Cụ Đinh Xuân Noãn, ở thôn Tân Giang, xã Kỳ Trinh, Kỳ Anh, kể: "Từ đời ông nội cho đến cha tôi khi sinh ra đã có giếng rồi. Vừa qua, có mấy người ở xã đi xa làm ăn, có của ăn của để, về xin các bậc cao niên trong làng sửa lại giếng ở xóm Xuân Hà. Họ mời thầy cúng, nhà ngoại cảm về làm lễ, sửa lại rồi lập một cái bàn thờ ở bên giếng. Nay đã thành thói quen, vào những ngày rằm, mồng một, dân làng đều ra đó thắp hương để thờ "thần giếng".
Cũng theo các cụ cao niên trong làng, "giếng thần" được làm bằng gỗ lim, gỗ trắc hoặc gỗ trầm gió, gỗ được ghép dưới giếng. Tuy nhiên, về cách tìm mạch nước, xây dựng thì không ai hay. Để giải đáp được những bí ẩn bao đời nay của giếng Chòm, giếng ở Mai Lâm cũng như cả 15 "giếng thần" vừa được phát hiện tại Hà Tĩnh, rất cần đến sự vào cuộc của các nhà nghiên cứu chuyên ngành.(Tác giả đã sai khi nói gỗ Trầm Gió: Trầm gió (cây gió bầu) là loại gỗ tạp, ngâm nước thì rất mau mục, chỉ được làm đồ dùng nơi thật khô ráo... CT: Xuanlinh )
Nam Yên
Theo: doisongphapluat.com.vn
Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011
Truyện cổ tích Chăm( Champa fairy tales) : Mu Gajaong saong mu Halek( part 2)
Truyện cổ tích Chăm( Champa fairy tales) :
Mu Gajaong saong mu Halek( part 2)
Sưu tầm : Putra Champa
Baraw mâng mu Gajoang mai sang hwak, blaoh nyu mâk rasei ba nao pak bangun blaoh nyu ew ikan nan tagok mai hwak” he! Caraok, galaiy tangok mai dwen rasei hwak bang saong ca ai!” . blaoh di nyu ew di dang nam sap, di boh ikan nan tagok bang lasei o, . Baraw mâng nyu padrut padrai lo sanâng lac ka nyu di hu gep matian o, blaoh nyu mâk ikan nan mai raong piah ngap sa tian. Arak ni urang halei nyu mai kalaik sit di boh o ya ni. Baraw mâng nyu hia lac mâng daih tani nyu dwel kaywa hu ikan ni min: sa harei ni lahik ikannan, nyu di hu hadar ka bang saong hwak o. Malam harei nan di hu tuk di hu madah malam tuk halei jan hia malam di hia baih hadah dia hia biah sup.
Mu Gajaong saong mu Halek( part 2)
Sưu tầm : Putra Champa
Nan mu Halek puec balek min, nyu kalaik ikan di dalam canaih mu Gajaong min. Baraw mâng mu Gajaong thau nan gwen mu Gajaong thau ka mu Halek kalaik ikan di canaih nyu min. Mu gajaong di puec nao o. Khal danal di dalam hatai mâyah hi puec ka nyu, blaoh huec ka nyu ataong lac. Baraw mâng mu Gajaong daok canâng sa drei, blaoh bwahkar pajan lac drei mâng tuei mâng dhar baik. Oh hu inâ lijan,, oh hu amâ, mâyah sa drei. Mâyah urang kalaik ikan di dalam canaih drei, lijan o kien puec ka urang, yah kien huec kadha ka urang ataong drei di dalam galai ni blaoh di hu sei hi daok drei o. Blaoh daok canâng hia bwahkar sa drei. Kien nao sang blaoh di hu ikan o mâk hagait ba nao ka maik, blaoh huec ka-nda ka maik ataong lac. Baraw mâng mu Gajoang nyu trun aia danao nyuk rapek dwah mâk ikan mâng taklak hu sa drei dwa drei ba nao caga kalah di maik ataong. Braw mâng nyu trun danao mâk hu ikan. Baraw mâng nyu mâk hu kalau drei ikan caklait hu sa drei ikan caraok tra.
Halei mu Halek nan nao sang dahlau paje. Baraw mâng mu Gajoang ba ikan nan nao sang brei ka maik kalau drei ikan caklait: daok wek sa drei ikan caraok hu mâk padap wek sa drei ikan caraok nyu di brei ka maik raong saong mu Halek thau o: nyu ba nao caik dalam bangun piaoh raong ngap gep. Halei ikan nyu ba ano sang nan maik nyu lac: “ dakik lo! Padar nyu ngap adei mu Halek baik: mu Halek nyu mâk ikan hu lo. Ni mu Gajoang kajaik kien hia nan mu Halek jieng ai”. Halai mu Gajoang nan di hu ndom wek saong amaik nyu lac: Mu Halek kalaik ikan di nyu, Panuec nan mu Gajoang di hu ndom wek ka maik raong nhu thau o. Mâyah muk maik nyu padar nyu ew mu Halek ew ai, nyu lajan nyu halar ew ai min, nyu di puec sibar o.
Baraw mâng muk maik raong nyu ndom saong mu Gajoang lac: “ arak ni khasia daok jwai daok saoh jwai, lijan thi hu bruk hagiat hi ngap o.Kahlaom yau nan hâ khik daphwel pabé maik baraw balei ni baik. Anâk ngap tarieng nao galang pabé nan baik. “ Baraw mâng mu Gajaong boh maik puec yau nangalam sa baik hawei tabaik nao peh war pabé tiap tabiak nao galang. Gwen tuk mai hwak nan mâk rasei hwa ba pak bangun ikan kung nyu raong.. Nan blaoh nyu hwak gwen craok rasei tamâ nan nyu daok di pabah bangun blaoh nyu ew: “ he! Craok, talaik mai ka ai dwen rasei hwak , blaoh bang saong ca ai: hâ hawak rasei bhanrai, kau hwak rasei gamoaw “. Baraw mâng ikan hamit cap saw blaoh ikan mâng galac ciet tagok ngaok thublaoh bang hwak saong su gep, ngap adei ca ai satain. Halei ikan nyu raong nan nyu di beri ka maik raong nyu saong mu Halek thau lac ka nyu raong ikan nan o. Harei halei mu Gajaong ba rasei daok pak bangun ka ikan nan bang; harei halei lijan mu Gajaong nao pak bangun nan ka ikan nan bang; harei halei mu Gajaong nao pak bangun nan lajan nyu nao rei sa ratuh harei lijan nyu nao taong cabih di hu kalaih di nyu nao rawang ikan nan o.
Baraw mâng mu Halek boh mu Gajoang nao pak bangun nan ralo bang ralo di thau ka mu Gajaong nao ngap bruk hagaito. Baraw mâng mu Halek nao krok iep. Baraw mâng mu Halek thau ka mu Gajoang rong ikan dalam bangun nan. Baraw mâng harei hadei mu Gajoang galang pabé , blaoh pabé bang drap urang, blaoh urang mâk pabé nan blaoh nyu jal daok likau di urang kung mâk nan. Baraw mâng mu Halek daok di sang bep jala: baraw mâng mu Halek puec lac: “ bien ni sei urang pep mâk o boh mu Gajoang mai sang hwak o. “ Baraw mâng mu Halek boh jwa, bloah mu Halek mâk rasei ba nao pak bangun ikan mu Gajoang raong nan. Baraw mâng nyu bwah di mu Gajoang ew ikan nan lac:” he! Caraok gailaiy mai dwen rasei hwak blaoh hwak saong ca ai baik!” Baraw mâng ikan nan pacom lac mu Gajoang ew nyu: baraw mâng ikan nanciet tangok mai bang. Blaoh mu Halek nyu pah mâk ikan nan ba sao sang, blaoh nyu mâk dhaong nyu caok ikan jieng klau avait, blaoh nyu mâk buh dalam glah hatuk masam, blaoh nyu bang sa drei nyu, nhu di brei ka amaik nyu thau o.
Baraw mâng mu Gajoang mai sang hwak, blaoh nyu mâk rasei ba nao pak bangun blaoh nyu ew ikan nan tagok mai hwak” he! Caraok, galaiy tangok mai dwen rasei hwak bang saong ca ai!” . blaoh di nyu ew di dang nam sap, di boh ikan nan tagok bang lasei o, . Baraw mâng nyu padrut padrai lo sanâng lac ka nyu di hu gep matian o, blaoh nyu mâk ikan nan mai raong piah ngap sa tian. Arak ni urang halei nyu mai kalaik sit di boh o ya ni. Baraw mâng nyu hia lac mâng daih tani nyu dwel kaywa hu ikan ni min: sa harei ni lahik ikannan, nyu di hu hadar ka bang saong hwak o. Malam harei nan di hu tuk di hu madah malam tuk halei jan hia malam di hia baih hadah dia hia biah sup.
Truyện cổ tích Chăm( Champa fairy tales) : Mu Gajaong saong mu Halek( part 1)
Truyện cổ tích Chăm( Champa fairy tales) :
Mu Gajaong saong mu Halek( part 1)
Sưu tầm: Putra Champa
Mu Gajaong saong mu Halek( part 1)
Sưu tầm: Putra Champa
Ni dalikal Mu Gajaong saong mu Halek. Di tak kal mu Gajaong soang mu Halek dwa urang nyu anâk raong saong anâk jieng muk taha. Nan mu Gajaong nyu anâk raong halei. Mu Halek nan anâk jieng halei. Dwa urang nan dong gep min di thau lac ka urang halei jieng ai o., di thau lac ka urang halei jieng adei o. nasak aséh yau gep min. Barau muk maik nan drai di hatai harei nan blaoh padar mu Halek ew mu Gajaong ew ai. Brau mâng mu Halek nyu ndom wek lac: “ mu Gajaong dang dahlak, dahlak lijan dang mu Gajaong rei, halei, a maik! Padar dahlak ew mu Gajaong ew ai. Arak ni dahlak ew mu Gajaong di ew ai o. Mâyah maik khing ngap sibar di dahlak lijan halal rei”. Baraw mâh maik nyu ndom wek lac: “ arak ni hâ, mu Gajaong, hâ ew mu Halek sa harei ew ai sa harei ew magait”. Braw mu Halek nan khan wek saong muk maik nyu lac: “ Dahlak malau lo, ine ! mocai nyu, nyu ew ai bitruh ew ai, mâyah ew magait bitruh ew magait: dahlak malau lo di gep pwal. Dahlak klak awak blaoh nao nagar jalan jieng takai.
Braw mâng muk maik padar dwa urang nan nao mâk ikan, nyu brei sa urang sa bauoh canaih yau. Bloah dwa urang lac:” yah urang mâyah halei nyu yuw hu ikan ralo nan urang nan je jieng ai. Mâyah urang halei yuw ikan hu dakik nan urang nan je jieng adei”. Braw mâng muk maik nan padar dwa urang nan mâk dwa baoh canaih nao aia baik bidrah. Braw mâng dwa urang nan tanak canaih tabaik nao yuw ikan. Brau mâng dwa urang nan nyu nao boh sa baoh danao baik praong siam ndei hareh. Danao nan baik lo barei barim mata ikan hagait lijan hâ rei dalam danao nan. Braw mâng mu Gajoang truh nyuk aia nan mâk ikan. Halei mu Halek alah lo, nyu di truh nyuk mâk ikan o. Braw ka mu Gajoang puec ka mu Halek lac: “ sibar boh aia ye? Hâ o trun mâk ikan o?” baraw mu Halek khasia daok ngoak thu blaoh main tasaoh yau nan. Baraw mâng mu Halek boh mu Gajaong puec lo, blaoh mâng mu Halek trun di aia yuw mâk ikan pagap ni yaom pak drei ikan nan : baraw mâng mu Halek boh mu Gajaong mâk ikan blwak di nyu pagap sa pluh drei ikan. Braw mâng nyu gadung blaoh trun di aia mâk ikan laan lo di thau labik khi nap sibar o bih. Baraw mâng mu Halek ndom saong mu Gajaong lac: “Yah aia laan lo, tagok nao daok mangaok thu, baik pa abih laan caik. “ Baraw mu Gajaong pang kadha mu Halek, togok nao daok ngoak thu, blaoh mâk akhan masam pa abih laan nan caik.Halei canaih ikan mu Gajoang caik pak danau nan. Halei mu Halek daok Rapak dalam danau nan dijih canaih ikan mu Gajaong caik nan, halei mu Halek daok rapek nao rapek mai sa drei nyu tajih canaih ikan mu Gajaong caik nan. Balaoh mu Halek daok puec sadrei lac:” mu Gajaong nyu mâk ikan ralo blwak di drei, hacit tra blaoh nyu ba ikan nao nao, blaoh inâ drei padar drei ew nyu ew ai, malau o thau libik hi nyap sibar. Drei nan anâk jieng lac, nyu anâk raong, blaoh deri ew nyu ew ai, malau lo o ciep. Bloah tep di kal maik drei hi padar drei ew nyu nan ew ai. Bloah drei hi ndom wek lac:” nyu dang dahlak, dahlak je dang mu Gajaong, dahlak di ew nyu bloah ew ai o. Bloah arak ni nyu mâk ikan ikan hu ralo blwak di drei. Blaoh sa tra maik drei padar drei ew nyu ew ai, di nan arak ni drei alaik ikan di mu Gajaong baik, bloah ba nao sang maik drei boh. Blaoh ka maik drei brei ka drei jieng ca ai mu Gajaong”.
Barqw mâng nyu kalaik ikan dalam canaih mu Gajoang buh tamâ dalam canaih nyu
Baraw mâng mu Gajoang habih laan blaoh trun mau pak canaih ikan, boh daok daom canaih ikan saoh min di boh sa drei ikan o dalam canaih nan boh daom canaih saoh min. baraw mu Gajaong tanyi mu Halek lac: “ hâ! Mu Halek, hâ mâk ikan kau caik dalam canaih di rei hai di oh, kau caik taphia aia, daok chlaok ikan pak ni. Balaoh di thap di sei mâk o boh oh ya ni ikan kau caik dalam canaih sibar oh boh sa deri o ya ni”. Baraw mâng mu Halek ndom wek kamlah lac:” kau thi hu thau o, mâng pagé tani kau daok chlaoh pak ni sa drei kuw ai min. Kau di hu boh canaih hâ caik pak halei o, kal nan kau hamit ak daok kamrau pak ikan, hâ mâng ikan di ak cagaong ba nao bâng min. Na? mâyah ka sia lac kau kalaik ikan hâ, kau di hu ikan o: ikan kau dang sa pluh pak drei ini rei”.
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011
Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011
Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011
Dấu vết Chămpa ở Hoàng thành Thăng Long
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới hôm 1-8. Nhân sự kiện này, thử trở lại với những cấu kiện kiến trúc bằng đá hay nghệ thuật trang trí mang phong cách Apsara… để hình dung về sự hiện diện của văn hóa Chăm.
Đầu chim uyên ương bằng đất nung trang trí trên cung điện thời Lý - Trần. |
Voi Chăm ở Thăng Long
Với vai trò là trung tâm chính trị, văn hóa của quốc gia Đại Việt, kinh thành Thăng Long là nơi còn để lại nhiều dấu ấn huy hoàng có liên quan đến voi. Và cũng từ con vật tinh khôn này đã lưu truyền nhiều câu chuyện thú vị về mối quan hệ giữa Đại Việt và Chămpa. Các triều đại như Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê... thường dùng voi trong sinh hoạt cung đình. Đến thời Nguyễn, voi được dùng trong chiến đấu nên tượng binh có số lượng nhiều hơn. Voi được mang đến kinh thành Thăng Long từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là vật triều cống cũng như nguồn chiến lợi phẩm thu được. Vương quốc Chămpa cũng từng nổi tiếng với việc dùng voi trong chiến trận, hoạt động bang giao, buôn bán và sinh hoạt cung đình. Sử cũ ghi lại nhiều sự kiện tiến cống của Chămpa cho Đại Việt. Cống phẩm của Chămpa phần lớn là voi trắng. Thời nhà Lý, liên tục từ năm 1068 đến năm 1112, cứ đến mùa thu tháng 8 năm nào Chămpa cũng cử người đi sứ tiến cống voi trắng cho nước Đại Việt. Thời nhà Trần, vào mùa xuân các năm 1269, 1279, 1307, Chămpa cũng tiến cống voi trắng cho Đại Việt. Đặc biệt, sử cũ cũng ghi rằng vào mùa xuân năm 1352, vua Chămpa cử sứ giả tên là Chế Nỗ mang cống vật gồm voi trắng, ngựa trắng... dâng cho Đại Việt.
Vũ nữ Apsara trang trí trên bệ tháp thời Lý. |
Voi xuất hiện với màu sắc đầy tính huyền thoại trong các truyền thuyết ở đất Thăng Long. Chùa Phổ Giác ở phố Ngô Sĩ Liên được dân gian gọi chùa Tàu (tàu ngựa, tàu voi), bởi lẽ đây là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng voi ở kinh thành Thăng Long. Sau những lần chinh phạt Chiêm Thành số lượng voi mang về Đại Việt cũng không nhỏ. Số lượng voi đông đúc vẫn được duy trì cho đến năm 1688 khi mà W.Dampier vẫn còn thấy “số lượng voi Thăng Long vào khoảng 150 đến 200 con, chúng được cho uống nước và tắm hàng ngày trên dòng sông (sông Hồng)”. Sách sử cho biết từng có một vị hoàng thân nhà Trần cưỡi voi tới khu vực người Chăm gần kinh thành chơi liền ba ngày. Ngôi chùa Tàu được dựng lên ngoài chức năng ban đầu là tàu voi còn là nơi thể hiện tâm linh của người Chăm. Trong tuyển tập văn bia Hà Nội có nhắc đến “miếu Dương Võ”, nơi thờ 3 người quản tượng giỏi chuyên dạy voi đực ở phương Nam (Chămpa).
Dấu tích Chăm ở Hoàng thành
Sự góp mặt của văn hóa Chăm ở kinh thành Thăng Long đã làm phong phú thêm và khẳng định sự dung hợp, thâu nhận các giá trị, tinh hoa văn hóa vào quốc gia Đại Việt thời bấy giờ. Điều đó đã làm cho Hoàng thành Thăng Long thêm tỏa sáng, xứng đáng là di sản văn hóa của nhân loại mà UNESCO đã công nhận, khi cả nước hướng đến Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. |
Khi khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều dấu tích Chămpa, khẳng định sự có mặt của người thợ Chăm trên Hoàng thành Thăng Long là lịch sử đã chép. Từ những dấu vết kiến trúc ở hố khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện một phần ngôi tháp nhiều tầng bằng sứ thời Lý với nghệ thuật trang trí khá độc đáo gồm rồng, cánh sen và các phù điêu tiên nữ bay nhảy - phảng phất chút ít phong cách Apsara trong nghệ thuật Chămpa. Những phù điêu bằng sa thạch ở Trà Kiệu - Quảng Nam (thế kỷ X) có tư thế và động tác giống với các vũ nữ trên các ô hộc của mảnh tháp trắng thời Lý ở Hoàng thành Thăng Long. Có thể xem đây là một bằng chứng khảo cổ học về mối quan hệ gắn bó Việt - Chăm từ sau thế kỷ X.
Thần Siva ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. |
Viên gạch có chữ Chăm cổ. |
Trên kinh thành Thăng Long người ta có thể nhận thấy rất nhiều cấu kiện kiến trúc bằng đá, chủ đạo là sa thạch. Đây là một loại đá rất gần gũi với người thợ Chămpa, loại đá không có thớ, dễ đục đẽo, tạo hình. Gần như toàn bộ các tảng kê cột của kiến trúc Hoàng thành đều bằng đá và được chạm hoa sen rất đẹp, nhất là những tảng kê cột thời Lý. Những bệ tượng tạo hình rồng, đặc biệt là những bậc lan can trang trí rồng, phượng, sóng nước, vân mây cực kỳ tinh xảo của thời Lý chắc chắn có sự can thiệp của người thợ - nghệ sĩ Chămpa. Những nghệ sĩ Chăm mặc dầu thể hiện ý tưởng của người Việt nhưng trên từng nét chạm, nhát đục, vết mài xoa tạo nên những rồng, phượng... của Thăng Long vẫn mang đậm nét những Makara, Garuda, Nagar, Hamsa, Kala... mà họ từng tạo tác ở các đền tháp Chăm quê hương mình. Hình ảnh về chim uyên ương trên những viên ngói úp nóc (thời Lý) được thể hiện hao hao với ngỗng thần Hamsa (vật cưỡi của thần Brahma) trong điêu khắc Chăm. Hai chiếc cánh uyên ương xòe rộng như trong tư thế múa, phần đầu cánh được xoắn lại tạo nên hình cánh cung giống với những đôi cánh của thần điểu Garuda. Viên gạch tháp có tượng thần điểu Garuda là bức tượng hiếm hoi bắt gặp được trong những hố khai quật ở khu vực Văn Lang, Ba Đình, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với bố cục tạo hình mang đậm phong cách Chăm. Hai nửa viên gạch duy nhất có khắc ký tự Phạn (Sanskrit) được phát hiện ở Hoàng thành Thăng Long. Hai viên gạch này được xem là bằng chứng về sự góp mặt, tham gia xây dựng hay sản xuất vật liệu cho những công trình kiến trúc cung đình đương thời của người Chăm. Qua đó chứng tỏ người Chăm đã mang đến kinh thành kỹ thuật làm ra những viên gạch đỏ tươi, tạo hình đẹp, cùng với màu đỏ của bộ mái rất Việt xây cất lên những kiến trúc lộng lẫy của đất Thăng Long. Trong hệ thống giếng nước mà các nhà khảo cổ học tìm thấy ở khu khai quật Hoàng thành Thăng Long, có một giếng nước mang niên đại vào thời nhà Trần thể hiện rõ phong cách và kỹ thuật Chăm, cụ thể như cách xếp gạch tựa như các giếng Chăm ở miền Trung.
Giếng cổ tại Hoàng thành Thăng Long. |
Qua các cuộc khai quật khảo cổ học, nhất là phát hiện di tích Hoàng thành Thăng Long đã khẳng định có những dấu vết văn hóa Chăm ở Thăng Long xưa và Hà Nội nay. Điều này đã phản ánh sống động mối quan hệ Việt- Chăm lâu dài trong trong lịch sử. Cùng với những hiện vật phát hiện từ các cuộc khai quật khảo cổ học và hiện vật được chuyển giao, kế thừa từ các bảo tàng và nhiều nguồn khác nhau, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đang trưng bày một bộ sưu tập hiện vật điêu khắc Chămpa khá độc đáo để du khách đến Hà Nội có thể chiêm ngưỡng những kiệt tác của dân tộc Chăm.
TẤN VỊNH
Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011
Vài nhận định về chiếc áo dài Chăm (ao atah) của người Chăm An giang
Putra Champa
Từ thuở xa xưa, không biết từ khi nào mà những thiếu nữ Chăm đã biết làm đẹp bằng những bộ áo dài thật duyên , kính đáo. Áo dài Chăm rất khác so với áo dài của người Kinh. Điều dễ thấy nhất về sự khác biệt đó là áo dài chăm không xẻ tà, và khi mặc phải tròng từ trên xuống.
Chiếc áo dài nguyên bản của người Chăm Pandurangga
Trải qua những giai đoạn thâm trầm của lịch sử, dân tộc Chăm đã phải chia năm xẻ bảy, li tán tha hương đến khắp mọi nơi. Dần dà, sự ảnh hưởngcủa yếu tố bản địa ( nơi dừng chân mới của những đứa con chăm tha hương) đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi đi phần nào bản sắc thuần túy của họ vốn đã được hun đúc ngàn đời từ mảnh đất tổ tiên yêu thương.
Người Chăm An giang cũng bị rơi vào vòng xoáy hiển nhiên ấy. Sự ảnh hưởng đó bao trùm lên đời sống tâm linh và cả nét văn hóa ngày thường…nhưng ở đây tôi chỉ xin phân tích vấn đề về chiếc áo dài Chăm. Thật ra áo dài Chăm An giang và áo dài truyền thống nguyên bản của người Chăm Pandurangga ( Thuận Hải) có gì giống và khác?
Cũng như lịch sử của dân tộc Champa, chiếc áo dài của người Chăm An giang cũng thế .Không có( hoặc hiếm) một tư liệu cổ nào ghi chép hay hình vẽ để lại của chiếc áo dài xưa mà người Chăm An giang đã mặc. Nhưng chúng ta có thể dựa vào những tấm hình trắng đen chụp vào khoảng cuối tk19 đầu tk20, những tấm ảnh kĩ niệm này vốn được giữ kĩ ở những gia đình Chăm bề thế (vì chỉ có người giàu mới chụp ảnh để lại). Xét về hình dạng, áo dài Chăm An giang vào thời ấy không khác gì mấy so với áo dài của người Chăm Pandurangga ngày nay. Vẫn là phần trên( thân áo ) rộng có thể tròng vào khi mặc, cổ tròn, phần dưới hơi xòe ra để dễ việc đi lại. Xét nghĩ, kiểu cách áo dài này là kiểu áo dài mặc thường ngày, dễ dàng trong sinh hoạt , hơi khác một chút so với kiểu áo dài ôm của các thiếu nữ khi đi dự tiệc hay lễ hội. Kiểu áo dài này chúng ta vẫn còn bắt gặp ở những cụ già Chăm tại miền đất Pandurangga ngày nay.
Áo dài Chăm An giang xưa(trái) và áo dài trong sinh hoạt thường ngày của người Chăm ở Pandurangga(phải) ngày nay
Trãi qua nhiều thời kì, và nhất là thời kì mở cửa. Khi Việt Nam đón nhận những luồng văn hóa ngoại nhập. Xã hội Chăm cũng bị ảnh hưởng không kém. Khác xa so với xã hội người Việt vốn chuộng theo mốt Tây với những bộ váy đầm. Người Chăm An giang lại ấn tượng và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền văn hóa Mã Lai (Malaysia/ Indonesia). Thật ra vùng Châu Đốc- An giang, mà cụ thể là làng Châu Giang vốn là nơi định cư từ trước đó của tộc người Jawa ( Mã Lai/ indo). chúng ta hãy thử đặt câu hỏi, khi người Chăm di cư từ Thuận Hải sang Campuchia và từ Campuchia sang đây., tại sao họ lại chọn Châu Giang làm nơi dừng chân đầu tiên?. Vì vốn dĩ những nhóm Chăm này họ theo Islam và tộc người Jawa cũng theo tôn giáo giống như họ. Cộng thêm nét văn hóa Jawa và Chăm vốn có cùng nguồn gốc Nam Đảo ( Melayo-polinesian) nên có nhiều nét rất giống nhau. Vì thế họ mau chống cộng cư và lâu dần họ ảnh hưởng lẫn nhau tạo thành dòng giống Chăm mới mà trong đó, nét văn hóa Chăm là chủ đạo ( vì người Chăm vốn đông hơn ). Bước sang thời kì thuộc địa, thông thương qua lại giữa những quốc gia khác nhau đã trở nên dễ dàng nhờ có những phương tiện đi lại mới. Điều này đã tạo điều kiện nhiều hơn cho người Chăm một lần nữa được tiếp xúc với sắc dân Jawa (Malay/Indo). Và cũng từ đó chiếc áo dài Chăm An giang dần dần cải biến rất nhiều và dường như hoàn toàn giống bới Baju Kurung của người Mã lai. Baju kurung cũng có hình dạng như chiếc áo dài Chăm( vì vốn hai kiểu áo dài này có chung nguồn gốc Nam Đảo) không xẻ tà, tròng đầu, cổ tròn…nhưng ở cổ có nét xẻ sâu , thắt nút và nhiều mảnh ghép ở phần thân…
Áo dài Chăm biến đổi( trái) và Baju kurung của Malay( phải)
Sau năm 1975, tình hình đất nước đổi mới. Các xóm làng Chăm không còn sống “ẩn cư” bao bọc bởi những hàng rào xung quanh nữa. Họ dần dần mở cửa, gia lưu và tiếp thu nhiều cái mới từ cộng đồng người Việt vốn đã sống bao quanh họ từ mấy trăm năm nay. Chiếc áo dài Chăm một lần nữa lại bị biến tấu lai dần chiếc áo dài của người Việt. Chúng có cổ đứng, hàng nút từ cổ chéo sang eo, không tròng đầu, nhưng vẫn giữ được nét kín đáo Chăm đó là không xẻ tà ( hoặc chỉ xẻ một phần rất nhỏ để dễ đi lại). Dần dần sự tác động mạnh mẽ của những kiểu thời trang áo dài Việt, với tính chất ôm sát người làm lộ đường nét phụ nữ quá bắt mắc. Các cô gái Chăm ngày nay chạy theo trào lưu, thế là những chiếc áo dài Việt 100% ra đời và được ưa chuộng trong những buổi tiệc hay lễ hội. Cái còn lại được gọi là nét Chăm trong chiếc áo chỉ là chiếc váy( thay vì mặc quần).
Kiểu áo dài Chăm xẻ tà như áo dài người Kinh(trái) và Chiếc áo không xẻ tà nhưng lại có cổ đứng và hàng nút từ cổ sang eo(phải)
Tuy nhiên những kiểu áo dài chăm theo từng thời kì ấy vẫn tồn tại, tuy không chuuộng bằng áo dài “thời đại” ấy.
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011
Khăn "Khanh ma om": Vật bất lý thân của phụ nữ An Giang
Khăn "Khanh ma om" (còn gọi là khăn Ma-tơ-ra) của phụ nữ Chăm An Giang xuất phát từ các dân tộc theo đạo Hồi, nguyên mẫu là chiếc khăn hình vuông và dần dần biến tấu cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của các thời kỳ. Chiếc khăn "Khanh ma om" có chiều dài khoảng 1,5 – 1,6 m, chiều ngang 50 cm, thường được làm bằng voan, ren hoặc bất cứ loại vải gì. Khác với những người đạo Hồi Ả rập chuộng hai màu đen trắng, chiếc khăn của phụ nữ Chăm có đủ màu sắc, điểm xuyết bằng các hoa văn hình con sò, bông hoa… bằng chỉ thêu màu, kim tuyến hay cườm dọc theo mép khăn.
Chiếc khăn Ma-aom (nữ) và chiếc Kapiah( nam) của người Chăm Islam
Khăn "Khanh ma om" không chỉ để che nắng, mà đủ dài để quàng quanh cổ và vắt qua vai, vừa có thể che tóc, che cổ và một phần trước ngực, hầu như để tránh đi ánh mắt tò mò của những người khác giới.
Khi ở nhà, người phụ nữ Chăm thường đội những chiếc khăn đơn giản, ít màu sắc. Nhưng khi đi dự tiệc hay đám cưới, họ thường mang những chiếc khăn có màu sáng lộng lẫy. Khăn "Khanh ma om" là vật bất ly thân của phụ nữ Chăm An Giang; bất cứ ở đâu làm gì người phụ nữ cũng không bỏ chiếc khăn ấy ra được, trừ lúc ngủ; họ rất yêu và tự hào với chiếc khăn truyền thống của mình.
Khi ở nhà, người phụ nữ Chăm thường đội những chiếc khăn đơn giản, ít màu sắc. Nhưng khi đi dự tiệc hay đám cưới, họ thường mang những chiếc khăn có màu sáng lộng lẫy. Khăn "Khanh ma om" là vật bất ly thân của phụ nữ Chăm An Giang; bất cứ ở đâu làm gì người phụ nữ cũng không bỏ chiếc khăn ấy ra được, trừ lúc ngủ; họ rất yêu và tự hào với chiếc khăn truyền thống của mình.
Những hình ảnh về thiếu nữ Chăm Islam trong chiếc khăn Ma-aom
Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011
Phải chăng có mối liên kết giữa tiểu bang Kelantan-Malaysia và Champa?
Trích đoạn trong bài viết “Kelantan ada kaitan Champa? “
Chuyển sang Việt ngữ: Putra Champa
Đây là một giả thuyết rất có sức thuyết phục vì khi dựa trên những chứng cứ hiện tại mà ta đang có, ta có thể đủ lập luận để chứng minh điều đó. Khi đến Kelantan, ta sẽ bắt gặp những tên gọi, những địa danh mang dấu ấn rất rõ ràng của Champa, như “Pengkalan Chepa” ( nơi đỗ/ điểm dừng chân của Champa), Kampung Chepa ( ngôi làng Champa), Gong Chepa ( con chim công Champa), và tên các thứ lụa là hay đồ vật trang sức như “tanjak Cepa” ( cầu thang “leo” Champa),” kain tenun Cepa” ( vải Champa),” sutera Cepa” ( tơ lụa Champa), “sanggul Cepa” và keris Cepa ( cây kiếm Champa). Ngôi thánh đường ở Kampung Laut, vốn là ngôi thánh đường Islam vào bật cổ xưa nhất của Malaysia , nhưng nó lại được xây dựng bởi người Champa, để thuận tiện cho việcdừng chân nghỉ ngơi và hành lễ của họ trong những chuyến hành trình đi buôn với xứ Demak ở quần đảo Jawa ( Indonesia ngày nay) vào khỏang đầu thế kỉ 16.
Và cũng xin nói thêm rằng khi ta xem kĩ phiến đá cổ được tìm thấy tại Pengkalan Kempas, tiểu bang Negari Sembilan. Đầu phiến đá được khắc bởi câu kinh “Bismillahi-rahma-nirahim”( Câu kinh khởi đầu trong kinh thánh Al-qu’an) bằng chữ Jawi nhưng những phần sau được khắc bởi thứ chữ được cho là chữ Pali hay Kawi, nhưng những nét chữ đó lại rất giống thứ chữ trong tư liệu hoàng gia Champa đang được cất giữ ở nước ta.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)